ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/CT-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 4 năm 1994 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC PHÒNG CHỐNG TIÊU CHẢY, NGỘ ĐỘC THỨC ĂN VÀ DỊCH TẢ
Từ đầu năm đến nay, các trường hợp tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, tả đã xảy ra rải rác ở các quận, huyện ngày càng tăng, đặc biệt gần đây đã xảy ra các trường hợp ngộ độc thức ăn trên hàng loạt người ở Nhà hàng Soái Kình Lâm, ngộ độc thuốc trừ sâu trên rau cải ở Nhà trẻ Sơn ca phường 16 Quận 11 và dịch tiêu chảy tại Nhà nuôi dưỡng người già- tàn tật số 3 xã Thạnh Lộc – Hóc Môn.
Do mùa khô còn kéo dài, do tình trạng môi trường, vệ sinh và an toàn thực phẩm của thành phố còn nhiều tồn tại, có khả năng trong những tháng tới đây dịch bệnh sẽ còn tăng cao hơn nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Để kịp thời khống chế sự phát triển của dịch bệnh, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị các Ủy ban nhân dân quận, huyện và các ban ngành khẩn trương thực hiện những nhiệm vụ sau:
1/ Sở Y tế:
1.1/ Kết hợp với Sở Văn hóa thông tin và các báo, đài, đẩy mạnh thông tin, giáo dục và hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm (ăn chín, uống sôi, ngâm rửa rau trái cẩn thận trước khi dùng…), vệ sinh cho gia đình (phân, nước, rác…) để tự bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình.
1.2/ Giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp bệnh, nhất là các trường hợp xảy ra hàng loạt. Thực hiện đúng các quy chế bao vây, dập dịch. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc và hoá chất để chống dịch.
1.3/ Kết hợp với Công ty cấp nước và Công trình công cộng kiểm tra thường xuyên các nguồn nước sinh hoạt của nhân dân, kể cả các nguồn nước giếng.
1.4/ Kết hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, công an, quản lý thị trường thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Xử phạt đúng mức các cá nhân, đơn vị vi phạm.
1.5/ Báo cáo tình hình dịch bệnh cho Ủy ban nhân dân thành phố hàng tuần và báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân thành phố khi có trường hợp xảy ra hàng loạt đột xuất.
2/ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: Nắm lại tình hình và có biện pháp cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm của các trường trại do ngành Lao động – Thương binh xã hội quản lý. Đặc biệt, phải chấn chỉnh ngay các điều kiện sinh hoạt… của nhà nuôi dưỡng người già- tàn tật - Hóc Môn để kiểm soát dịch tại đây.
3/ Sở Giao thông Công chánh:
3.1/ Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân, nhất là trong các khu vực xảy ra nhiều trường hợp tiêu chảy và tả (ngành y tế cung cấp danh sách các khu vực trọng điểm này cho Sở Giao thông- Công chánh).
3.2/ Chỉ đạo Công ty Dịch vụ Công cộng thành phố thực hiện tốt các quy định quản lý phân rác, nhất là phân rác dùng trong nông nghiệp.
4/ Sở Nông nghiệp và Ủy ban môi trường: Tổ chức thông tin, hướng dẫn việc sử dụng thuốc trừ sâu theo đúng quy định để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và người tiêu thụ nông sản. Có biện pháp và tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử phạt đúng mức các cá nhân và đơn vị vi phạm quy định về an toàn trong sử dụng thuốc trừ sâu (thí dụ: thu hoạch nông sản sớm hơn 7 ngày kể từ ngày phun thuốc sau cùng…).
5/ Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
Chỉ đạo các ban ngành của quận, huyện, Ủy ban nhân dân các phường, xã thực hiện tốt các yêu cầu thông tin, giáo dục nhân dân giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, tổ chức thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn của mình. Báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân và Sở Y tế thành phố khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn quận, huyện và phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế thực hiện các biện pháp cần thiết để khống chế, không để dịch bệnh lan rộng.
Vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, sự phát triển của thành phố, yêu cầu các ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện tốt các chỉ thị trên đây của Ủy ban nhân dân thành phố, không để bệnh tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, tả gia tăng hơn nữa trong thời gian tới.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 6699/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội đã hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 6699/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội đã hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh