ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:13 /CT-UBND | Vĩnh Long, ngày 27 tháng 8 năm 2015 |
VỀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2015 – 2016
Năm học 2015 - 2016, ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Chương trình hành động của Chính phủ và kế hoạch của ngành Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, cũng là năm các cấp ủy đảng, các ngành ra sức lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Đại hội tỉnh Đảng bộ Vĩnh Long lần thứ X.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 - 2016, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1.1. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp của ngành Giáo dục và Đào tạo; triển khai hiệu quả, sáng tạo các cuộc vận động và các phong trào thi đua ngành giáo dục và đào tạo gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục làm tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên noi theo.
- Nâng cao hiệu quả công tác phân cấp quản lý, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo địa phương, nhất là trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế công khai hóa ở các cơ sở giáo dục và đào tạo trong tỉnh, đảm bảo tính minh bạch trong công tác tổ chức, tài chính và các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân, của các tổ chức. Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục và đào tạo các cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của cơ sở giáo dục và đào tạo; xử lý nghiêm các sai phạm và thông báo công khai trước công luận.
- Chủ động báo cáo, đề xuất, tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực gây bức xúc trong nhân dân; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
1.2. Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục và đào tạo
- Cán bộ, công chức, giáo viên, giảng viên, đặc biệt là lãnh đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo phải nghiêm túc quán triệt Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong nội bộ đơn vị; xây dựng kế hoạch đổi mới giáo dục và đào tạo toàn diện một cách cụ thể, với phương pháp dạy và học tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Đẩy mạnh hiệu quả các giải pháp để thực hiện công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi, đảm bảo đúng tiến độ, lộ trình đề án. Tiếp tục thực hiện xóa mù chữ cho người lớn, duy trì và nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục.
- Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non; đổi mới hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường hoạt động vui chơi, khám phá của trẻ, phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi. Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc, hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non vùng khó khăn, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng.
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh, sinh viên. Triển khai công tác khảo thí, kiểm định chất lượng, tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp. Thực hiện việc quản lý công tác tuyển sinh đầu cấp, đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân.
- Tăng cường vận động học sinh bỏ học trở lại trường; giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi, tỷ lệ học sinh đạt các giải học sinh giỏi quốc gia và đậu vào các trường đại học, cao đẳng; tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được hòa nhập học tập. Tuyên truyền, vận động và có giải pháp hỗ trợ để tất cả học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế trong năm học.
- Tổ chức, đẩy mạnh các mặt hoạt động nhằm giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, hoạt động thể dục, thể thao nâng cao thể chất, chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên. Tổ chức tốt Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh.
- Tiếp tục thi tuyển lớp 10 và thực hiện tốt phân luồng sau trung học cơ sở. Tổ chức nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia và thi học sinh giỏi.
- Đẩy mạnh hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng đạt hiệu quả mục tiêu xây dựng xã hội học tập ở địa phương. Tăng cường kỷ cương, nền nếp hoạt động các trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, các dịch vụ tư vấn du học.
- Các Trường Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đóng trên địa bàn tỉnh củng cố tổ chức, rà soát, điều chỉnh bổ sung nội dung, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của từng ngành đào tạo; tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường cơ sở vật chất, thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh; tăng cường hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong nước và ngoài nước, để nâng cao nâng chất lượng đào tạo.
1.3. Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo
- Thực hiện nghiêm túc công khai khách quan, dân chủ trong sử dụng, đánh giá chất lượng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Thường xuyên rà soát, bổ sung, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, thực hiện luân chuyển cán bộ đáp ứng yêu cầu trong công cuộc đổi mới căn bản quản lý giáo dục; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án quy hoạch nguồn nhân lực của ngành Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu đào tạo nhân lực của ngành, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông.
- Thực hiện kịp thời, đầy đủ chế độ chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý, nhất là đối với đội ngũ ở vùng khó khăn, vùng dân tộc; giải quyết đúng, kịp thời thắc mắc, kiến nghị về chế độ làm việc, quyền lợi của giáo viên, giảng viên.
1.4. Về công tác tài chính và tăng cường nguồn lực đầu tư
- Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính về giáo dục và đào tạo, sử dụng và quản lý có trọng điểm, hiệu quả các nguồn đầu tư cho giáo dục; ưu tiên các nguồn lực để hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.
- Đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập đạt hiệu quả. Điều chỉnh qui mô mạng lưới trường, lớp các cấp học phù hợp từng địa phương trong tỉnh. Đầu tư có trọng điểm nâng cao tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia, nhất là các xã điểm nông thôn mới đảm bảo đúng tiến độ.
- Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên nghèo, diện chính sách.
- Phát huy hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục ở địa phương.
Tích cực tạo mọi điều kiện thuận lợi, đảm bảo thực hiện đúng các nhu cầu về quyền lợi, chế độ, chính sách đối với hoạt động giáo dục và đào tạo. Hỗ trợ hiệu quả phát triển mạng lưới trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể
Phối hợp với ngành Giáo dục - Đào tạo và chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016, nhất là việc vận động hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; huy động học sinh ra lớp, học sinh bỏ học trở lại trường.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cấp quản lý giáo dục, các đơn vị trường học trên địa bàn tổ chức triển khai tốt nhiệm vụ năm học 2015 – 2016.
- Quan tâm đầu tư xây dựng trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia nhất là các xã điểm nông thôn mới đúng tiến độ gắn với việc triển khai thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2; đồng thời, chỉ đạo thực hiện hoàn thành Đề án phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi đúng kế hoạch.
5. Các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh
Chủ động thực hiện tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Đưa tin, nhân rộng những đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành có nhiều thành tích đóng góp cho giáo dục và đào tạo; hỗ trợ tích cực mọi hoạt động cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà.
Yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện tốt Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 03/2014/CT-UBND về nhiệm vụ trọng tâm công tác Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình Năm học 2014 - 2015
- 2 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2014 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác giáo dục và đào tạo năm học 2014-2015 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 3 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2014 về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2014-2015 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 4 Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 1 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2014 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác giáo dục và đào tạo năm học 2014-2015 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 2 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2014 về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2014-2015 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3 Chỉ thị 03/2014/CT-UBND về nhiệm vụ trọng tâm công tác Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình Năm học 2014 - 2015