ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2007/CT-UBND | Cần Thơ, ngày 10 tháng 7 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Trong thời gian qua, hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT) trên địa bàn thành phố phát triển rất nhanh, góp phần tác động tốt và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố; tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn xảy ra những vi phạm pháp luật về bưu chính, viễn thông, CNTT, Internet, tần số vô tuyến điện.
Thực tế có nhiều địa bàn trên cả nước, các đối tượng tội phạm không ngừng lợi dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet để tán phát tài liệu phản động, tuyên truyền, kích động chống phá chế độ, tấn công các trang thông tin điện tử (Website) hoặc thay đổi nội dung hay phát tán virus lây lan qua mạng; vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua mạng bưu chính, mạng chuyển phát; kinh doanh trái pháp luật dịch vụ điện thoại Internet, phát hành các loại thẻ lậu; trộm cắp cáp truyền dẫn và các thiết bị viễn thông làm gián đoạn thông tin; sử dụng các thủ đoạn tinh vi để trộm cắp cước viễn thông đe dọa an ninh quốc gia, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước. Qua các vụ phát hiện và xử lý cho thấy hình thức, thủ đoạn tội phạm thuộc lĩnh vực này ngày càng đa dạng, tinh vi, phức tạp, khó phát hiện và mức độ ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và CNTT, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và CNTT tập trung triển khai thực hiện các nội dung sau đây:
1. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi lợi dụng các dịch vụ Internet để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội:
- Ngăn chặn kịp thời, giảm thiểu tối đa tội phạm trộm cước viễn thông quốc tế, trộm cáp truyền dẫn và thiết bị viễn thông, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua mạng bưu chính, mạng chuyển phát, kinh doanh trái pháp luật dịch vụ điện thoại Internet, các loại thẻ lậu;
- Chủ động, tích cực phối hợp liên ngành và áp dụng các giải pháp tổng hợp, đồng bộ; nâng cao hiệu quả của công tác phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của mỗi ngành nhằm bảo đảm tính thống nhất trên địa bàn thành phố;
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bưu chính, viễn thông và CNTT;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bưu chính, viễn thông và CNTT, pháp luật liên quan đến phòng, chống tội phạm và tham nhũng của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và CNTT.
2. Sở Bưu chính, Viễn thông:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng có liên quan xây dựng quy chế phối hợp về quản lý đại lý Internet, đảm bảo an ninh thông tin, phòng chống tội phạm, quyền sở hữu trí tuệ, tần số vô tuyến điện,… trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và CNTT trên địa bàn thành phố;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Thương mại, Công an thành phố, Cục Hải quan và các ngành chức năng có liên quan thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bưu chính, viễn thông và CNTT;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về bưu chính, viễn thông và CNTT;
- Chỉ đạo và hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, CNTT thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước trong các hoạt động: sản xuất, kinh doanh, sử dụng thiết bị viễn thông, dịch vụ bưu chính, viễn thông và CNTT.
3. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực CNTT;
- Tham gia phối hợp các đoàn thanh tra, kiểm tra về hoạt động sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
4. Sở Văn hóa - Thông tin:
- Thực hiện quản lý nhà nước về nội dung thông tin trong hoạt động của các đại lý Internet, về quyền tác giả và quyền liên quan trong lĩnh vực CNTT;
- Tham gia các đoàn liên ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra về hoạt động của các đại lý Internet, quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính;
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bưu chính, viễn thông và CNTT đến mọi tầng lớp nhân dân, nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, không để các đối tượng xấu lợi dụng bưu chính, viễn thông và CNTT để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
5. Công an thành phố:
- Chủ động phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông điều tra khảo sát, đánh giá, xác định những mục tiêu, địa bàn trọng điểm để chỉ đạo xây dựng kế hoạch tăng cường công tác bảo vệ an toàn mạng và an ninh thông tin;
- Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông xây dựng các phương án bảo vệ phòng chống cháy nổ, tuần tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất cơ sở hạ tầng mạng lưới bưu chính, viễn thông; phương án phối hợp hành động khi có tình huống khẩn cấp xảy ra;
- Tăng cường nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu điều tra phá án; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tổ chức điều tra phá án kịp thời, hiệu quả; xử lý nghiêm minh các vụ trộm cắp cáp viễn thông, trộm cắp cước viễn thông quốc tế, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính; các hành vi vi phạm đến an ninh thông tin trên Internet;
- Kịp thời thông báo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và nhân dân về những thủ đoạn của các thế lực phản động và bọn tội phạm lợi dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông để xâm phạm đến an ninh quốc gia, tài sản công và các lợi ích khác của khách hàng.
6. Cục Hải quan Cần Thơ:
Chủ động phối hợp với lực lượng kiểm soát chống buôn lậu các cấp, Sở Bưu chính, Viễn thông, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và CNTT để phát hiện kịp thời bưu phẩm, bưu kiện vi phạm pháp luật; ngăn chặn các hành vi buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
7. Sở Thương mại:
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường thực hiện việc kiểm tra và phối hợp với các cơ quan hữu quan kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng hóa không đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và CNTT.
8. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và CNTT:
- Có trách nhiệm liên hệ với Sở Bưu chính, Viễn thông, Công an thành phố, xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TCBĐ-BCA ngày 07 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính, Viễn thông) và Bộ Công an hướng dẫn việc bảo đảm an toàn mạng lưới, an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính, viễn thông; Chỉ thị số 06/2004/CT-BBCVT ngày 07 tháng 5 năm 2004 của Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin bưu chính, viễn thông và Internet trong tình hình mới; Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BBCVT-VHTT-CA ngày 14 tháng 7 năm 2005 của Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quản lý đại lý Internet;
- Có trách nhiệm liên hệ với Sở Bưu chính, Viễn thông, Cục Hải quan xây dựng kế hoạch phối hợp, thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-BBCVT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ Tài chính hướng dẫn về trách nhiệm, quan hệ phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu gởi qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát thư;
- Tăng cường kiểm tra, theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của các dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm; phối hợp và tạo điều kiện để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, điều tra và xét xử nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bưu chính, viễn thông và CNTT.
9. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên Internet, đại lý bưu chính, viễn thông và Internet, người sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bưu chính, viễn thông và Internet; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đưa vào lưu trữ và chuyển đi trên mạng khi sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet;
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ an toàn hoạt động mạng lưới, thiết bị đầu cuối thuê bao và mật khẩu truy nhập của mình; kịp thời phát hiện và cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các thông tin về những hành vi xâm hại đến an toàn mạng lưới, an ninh thông tin trong các hoạt động bưu chính, viễn thông.
10. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện:
Căn cứ thẩm quyền được giao thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước trong việc quản lý các công trình, hạ tầng kỹ thuật bưu chính, viễn thông và Internet trên địa bàn;
- Tăng cường công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ trách nhiệm của mình và phát động rộng rãi phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an toàn, an ninh mạng lưới bưu chính, viễn thông;
- Chỉ đạo các ban, ngành chức năng, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và phối hợp các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tăng cường kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm xảy ra tại địa phương.
11. Tổ chức thực hiện:
- Giao Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông (Thường trực Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin và truyền thông thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2010) theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chỉ thị này, thường xuyên tổng hợp, báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố để kịp thời chỉ đạo;
- Các giám đốc sở, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và đơn vị liên quan, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và CNTT trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện các nội dung của Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau mười ngày và đăng báo Cần Thơ chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Chỉ thị 02/2013/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin do thành phố Cần Thơ ban hành
- 2 Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành đến năm 2013 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 3 Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành đến năm 2013 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 1 Chỉ thị 31/2012/CT-UBND tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2 Chỉ thị 12/2012/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3 Chỉ thị 41/2007/CT-UBND nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ tốt mạng lưới bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4 Thông tư liên tịch 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT về quản lý đại lý Internet do Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Văn hoá-Thông tin, Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5 Thông tư liên tịch 01/2004/TTLT-BBCVT-BTC hướng dẫn trách nhiệm, quan hệ phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát thư do Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ Tài chính ban hành
- 6 Chỉ thị 06/2004/CT-BBCVT tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin bưu chính, viễn thông và Internet trong tình hình mới do Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 7 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TCBĐ-BCA về việc bảo đảm an toàn mạng lưới và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính viễn thông do Tổng cục Bưu Điện và Bộ Công an ban hành
- 1 Chỉ thị 31/2012/CT-UBND tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2 Chỉ thị 12/2012/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3 Chỉ thị 41/2007/CT-UBND nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ tốt mạng lưới bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Nam