ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/CT-UBND | Thái Bình, ngày 28 tháng 07 năm 2015 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, dần đi vào nề nếp; công tác quy hoạch hệ thống kho, cửa hàng bán lẻ xăng dầu được thực hiện sớm so với các tỉnh trong khu vực và được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ. Hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp khang trang, hiện đại, góp phần phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng. Tuy nhiên, công tác quản lý quy hoạch chưa được phối hợp thường xuyên giữa các cấp, các ngành; một số cửa hàng thuộc diện phải di dời, nâng cấp chưa bảo đảm theo đúng tiêu chuẩn thiết kế, nhất là về khoảng cách an toàn từ cột bơm bể chứa tới ranh giới công trình ngoài khu vực, vẫn còn trường hợp sử dụng diện tích đất ở của gia đình để xây dựng cửa hàng xăng dầu; hiện tượng gian lận về chất lượng, đo lường, nguồn hàng cung cấp, thời gian bán hàng, an toàn phòng chống cháy nổ trong hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn còn xảy ra.
Để kịp thời khắc phục những hạn chế, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, giám đốc các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Sở Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố rà soát lại quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc diện di dời theo quy hoạch đã được phê duyệt phải thực hiện nghiêm túc việc di dời đến vị trí mới phù hợp với điều kiện về địa điểm đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các thành viên Ban Chỉ đạo 389/ĐP tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với các doanh nghiệp, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu; phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh (kể cả thu hồi hoặc tước Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu) với các vi phạm, gian lận về đo lường, chất lượng, các vi phạm về điều kiện an toàn phòng chống cháy nổ.
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng chuyên ngành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh xăng dầu về: Điều kiện kinh doanh; thực hiện việc mua bán trong hệ thống phân phối; trách nhiệm kiểm tra, giám sát hệ thống phân phối của doanh nghiệp đầu mối, tổng đại lý, đại lý; các quy định về tồn chứa, vận chuyển xăng dầu và các quy định liên quan. Kiên quyết xử lý các hành vi mua bán xăng dầu ngoài hệ thống phân phối và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật; tăng cường kiểm tra sau khi có thông báo thay đổi giá bán xăng dầu của cơ quan chức năng (đặc biệt sau khi có thông báo giảm giá xăng dầu). Giao nhiệm vụ cho các Đội quản lý thị trường các huyện, thành phố kiểm tra, phát hiện ngăn chặn ngay từ đầu những trường hợp xây dựng cửa hàng bán lẻ xăng dầu vi phạm quy hoạch thuộc địa bàn quản lý.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề về xăng dầu nhằm đưa hoạt động này dần đi vào nề nếp, trong đó tập trung và các lĩnh vực như: số lượng, chất lượng, tình trạng hoạt động của thiết bị đong, đếm, bình đong đối chứng, hợp đồng đại lý với thương nhân cung cấp xăng dầu và các điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Kiểm soát tốt nguồn gốc xăng dầu lưu thông trên thị trường.
2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý giá; kiểm tra, kiểm soát tình hình giá cả đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu; xử lý các hành vi vi phạm về giá theo quy định của pháp luật.
3. Cục Thuế tỉnh:
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, công an tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ đối với mặt hàng xăng dầu lưu thông trên thị trường; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp lệ để trốn thuế.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc kê khai thuế, nộp thuế đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
4. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về đo lường, chất lượng và các vi phạm khác theo thẩm quyền; thực hiện cấp Giấy chứng nhận kiểm định cột đo nhiên liệu (cột bơm) cho những cột bơm thuộc các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về đo lường, chất lượng cho người lao động tại các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
5. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan phổ biến, tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hiểu rõ, đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý, hoạt động kinh doanh xăng dầu; chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu; nhất là các vi phạm về đo lường, chất lượng, an toàn phòng chống cháy nổ.
- Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan trong việc thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật.
6. Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy rà soát, kiểm tra điều kiện an toàn phòng chống cháy nổ tại tất cả các cơ sở kinh doanh xăng dầu; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với các cơ sở không đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ; giải quyết các thủ tục về phòng cháy, chữa cháy đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
7. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh: Chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp triển khai công tác chống buôn lậu xăng dầu; tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện ra vào hoạt động trên khu vực vùng biển của tỉnh nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
8. Doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu và thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu không được ký hợp đồng đại lý với các đại lý bán lẻ xăng dầu khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu cho các đại lý bán lẻ xăng dầu.
Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu và các đại lý bán lẻ xăng dầu phải thực hiện nghiêm túc quy định của Chính phủ về ký hợp đồng làm tổng đại lý, làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu và làm đại lý bán lẻ xăng dầu.
9. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
- Phối hợp với các sở, ngành làm tốt công tác quản lý quy hoạch xăng dầu. Rà soát lại hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn; phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan kiên quyết xử lý các cơ sở kinh doanh xăng dầu chưa đủ các điều kiện kinh doanh xăng dầu hoặc chưa có trong quy hoạch được phê duyệt.
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tham gia phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn; tránh tình trạng chồng chéo, có nhiều đoàn kiểm tra doanh nghiệp cùng một nội dung.
10. Trách nhiệm thi hành:
Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các doanh nghiệp liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo và phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Sở Công Thương có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Kế hoạch 404/KH-UBND năm 2017 quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu bằng giải pháp niêm phong đồng hồ đếm tổng trên các phương tiện đo xăng dầu của cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 2 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 3 Quyết định 3492/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu bằng biện pháp dán tem niêm phong đồng hồ đếm tổng các cột đo xăng dầu nhằm chống thất thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4 Quyết định 123/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 5 Công văn 9352/VPCP-VI năm 2015 tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
- 7 Chỉ thị 05/2005/CT-UB triển khai biện pháp tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 8 Chỉ thị 22/2001/CT-UB về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 9 Chỉ thị 06/2001/CT-UB về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh của tỉnh Bình Phước
- 1 Chỉ thị 22/2001/CT-UB về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2 Chỉ thị 06/2001/CT-UB về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh của tỉnh Bình Phước
- 3 Chỉ thị 05/2005/CT-UB triển khai biện pháp tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4 Công văn 9352/VPCP-VI năm 2015 tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 123/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 6 Quyết định 3492/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu bằng biện pháp dán tem niêm phong đồng hồ đếm tổng các cột đo xăng dầu nhằm chống thất thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 7 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 8 Kế hoạch 404/KH-UBND năm 2017 quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu bằng giải pháp niêm phong đồng hồ đếm tổng trên các phương tiện đo xăng dầu của cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Dương