ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2007/CT-UBND | Gia Nghĩa, ngày 25 tháng 7 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH Ở LỢN
Hiện nay, dịch bệnh tai xanh ở lợn (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp) đã xảy ra ở 04 tỉnh miền trung là Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định hết sức nghiêm trọng và đang có nguy cơ lây lan ra các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nếu không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời và có hiệu quả. Thực hiện Công văn số 962/TTg-NN, ngày 18/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn; Công điện số 26/CĐ-BNN, ngày 14 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn lợn. Để chủ động ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập, phát sinh và lây lan trong đàn lợn trên địa bàn tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo Chi cục Thú y thực hiện các biện pháp sau đây:
- Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra vào tỉnh tại các Trạm, Chốt kiểm dịch động vật đầu mối giao thông với chế độ trực 24/24 giờ; phối hợp lực lượng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh kiểm soát chặt chẽ và tiêu độc tất cả phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật khi ra vào tỉnh. Kiên quyết không cho nhập lợn và sản phẩm từ lợn chưa qua chế biến chín không rõ nguồn gốc vào địa phương, nếu phát hiện động vật và sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc thì tiến hành tiêu hủy và xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.
- Hướng dẫn các địa phương thực hiện biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh;
- Tổ chức giám sát phát hiện dịch bệnh; phân công cán bộ trực tiêp xuống địa bàn các huyện để theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh. Khi phát hiện có dịch bệnh thì phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã triển khai các biện pháp chống dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các hướng dẫn của Cục Thú y để nhanh chóng khống chế không cho dịch lây lan phát tán rộng, hạn chế thấp nhất do dịch bệnh gây ra.
- Phối hợp UBND các huyện, thị xã chỉ đạo Trạm Thú y tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn lợn các loại vắc xin tiêm phòng bắt buộc theo Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN, ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị, hóa chất để cấp phát cho các huyện, thị xã tổ chức tiêu độc, khử trùng phòng chống dịch.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, các ngành chức năng tổ chức giám sát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật và sản phẩm động vật nhập vào địa phương không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y nơi xuất phát.
- Chỉ đạo Trạm Thú y các huyện, thị xã phân công lực lượng thú y huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã giám sát đến từng hộ chăn nuôi; phát hiện sớm và nhanh chóng bao vây, dập tắt không để dịch lây lan rộng.
- Chỉ đạo Trạm Thú y các huyện, thị xã định kỳ tổ chức vệ sinh tiêu độc chuồng trại, khu vực xung quanh, các nơi buôn bán, giết mổ tập trung động vật và sản phẩm động vật.
- Khi phát hiện có dịch bệnh thì phối hợp với Chi cục Thú y triển khai các biện pháp chống dịch như sau:
+ Tổ chức đốt hủy toàn bộ số lợn trong một trang trại hoặc hộ gia đình có lợn mắc bệnh và khoanh vùng tổ chức tiêu độc toàn bộ khu vực có dịch và áp dụng các biện pháp chống dịch khác theo hướng dẫn của Cục Thú y để nhanh chóng khống chế không cho dịch lây lan phát tán rộng, hạn chế thấp nhất do dịch bệnh gây ra.
+ Hỗ trợ người chăn nuôi có gia súc bị tiêu hủy như trường hợp bệnh lở mồm long móng nếu bệnh tự phát tại địa phương. Trong trường hợp do mua bán vận chuyển lợn từ nơi khác về thì không hỗ trợ đồng thời xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp cố tình làm lây lan dịch bệnh.
3. Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Đăk Nông và Sở Văn hóa - Thông tin:
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh tai xanh ở lợn, chỉ sử dụng thịt đã qua kiểm soát của ngành Thú y.
4. Công an tỉnh: Chỉ đạo phòng Cảnh sát giao thông cử cán bộ tham gia phối hợp với ngành Thú y kiểm soát chặt chẽ tất cả phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật khi ra vào tỉnh tại các Trạm, Chốt Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông.
Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Gia Nghĩa, Giám đốc các Sở, Ban ngành và Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này và thường xuyên báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1291/QĐ-UBND năm 2008 về mức hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (bệnh tai xanh ở lợn) do tỉnh Phú Yên ban hành
- 2 Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2008 về tăng cường các biện pháp phòng, chống Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (bệnh Tai xanh) ở lợn do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3 Chỉ thị 37/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc và bệnh tai xanh ở lợn năm 2007 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4 Quyết định 63/2005/QĐ-BNN về tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1 Chỉ thị 37/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc và bệnh tai xanh ở lợn năm 2007 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2 Quyết định 1291/QĐ-UBND năm 2008 về mức hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (bệnh tai xanh ở lợn) do tỉnh Phú Yên ban hành
- 3 Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2008 về tăng cường các biện pháp phòng, chống Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (bệnh Tai xanh) ở lợn do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành