ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/CT-UBND | Gia Nghĩa, ngày 06 tháng 8 năm 2010 |
CHỈ THỊ
Về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để quản lý bảo vệ và phát triển rừng
Trong thời gian gần đây tình hình phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh rất nghiêm trọng và hết sức phức tạp. Trong sáu tháng đầu năm diện tích rừng bị phá trái phép là 212,71 ha chủ yếu tập trung tại các huyện Tuy Đức (104,51 ha); Krông Nô (21,76 ha); Đăk Glong (18,74 ha) và Đăk Song (23,12 ha), cho thấy Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều yếu kém. Nguyên nhân do các ngành chức năng, chính quyền địa phương (huyện, xã), lực lượng Kiểm lâm chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, chưa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm đối với việc xử lý, trấn áp các đối tượng phá rừng trái phép. Một số đơn vị chủ rừng đặc biệt là các đơn vị chủ rừng ngoài quốc doanh thuê đất để đầu tư sản xuất nông lâm nghiệp còn thiếu trách nhiệm, coi nhẹ công tác quản lý bảo vệ rừng để rừng bị phá, khai thác trái phép mà không có biện pháp kiểm tra, phát hiện ngăn chặn kịp thời.
Nhằm lập lại trật tự, chấn chỉnh và khắc phục những thiếu sót, yếu kém trong công tác tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; ngăn chặn ngay tình trạng phá rừng, lấn chiếm, mua bán đất rừng trái phép, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép, tăng cường bảo vệ rừng tận gốc. Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông chỉ thị cho UBND các huyện, thị xã Gia Nghĩa và các cấp, các ngành phải triển khai ngay các biện pháp cấp bách sau đây:
1. Yêu cầu UBND các huyện, thị xã và các cấp, các ngành tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của rừng, tác hại của mất rừng và suy thoái rừng, để mọi người tham gia bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời báo cáo cấp ủy có sự chỉ đạo thống nhất để cả hệ thống chính trị tổ chức tuyên truyền, họp dân để vận động, giải thích, thuyết phục quần chúng nhân dân thực hiện 3 không: Không phá rừng, không mua bán đất rừng, khôngkhai thác vận chuyển lâm sản trái phép. Khuyến khích, khen thưởng kịp thời để các tổ chức, quần chúng nhân dân tích cực phản ánh, tố giác các tổ chức, cá nhân phá rừng, mua bán đất rừng, buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép.
2. Yêu cầu Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục Kiểm lâm; Chủ tịch UBND các cấp; các đơn vị chủ rừng nghiêm chỉnh thực hiện Nghị định số 74/2010/NĐ-CP , ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định về phối hợp hoạt động giữa lực lượng Dân quân tự vệ với lực lượng Công an xã, phường, thị trấn, lực lượng Kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong công tác bảo vệ rừng.
3. Yêu cầu các đơn vị chủ rừng đặt mục tiêu quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ hàng đầu để tập trung triển khai thực hiện công tác bảo vệ rừng; rà soát, kiện toàn, bổ sung lực lượng đủ mạnh để bảo vệ cho được diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao; chủ động phối hợp với các cấp, các ngành chức năng tăng cường tuần tra, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi phá rừng và các hành vi khác xâm hại tới tài nguyên rừng.
4. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp quy định tại Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ; tập trung chỉ đạo Đoàn 12 của huyện, xã tổ chức truy quét các đối tượng phá rừng trái phép trên địa bàn quản lý; kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các vụ phá rừng, lấn chiếm, mua bán đất rừng trái phép, kiểm soát chặt chẽ tình hình dân di cư tự do từ nơi khác đến. Đặc biệt cần tăng cường phối hợp lực lượng truy quét tại các điểm nóng, vùng giáp ranh giữa các huyện với tỉnh Bình Phước; khu vực biên giới để ngăn chặn kịp thời tình trạng phá rừng, khai thác mua bán vận chuyển lâm sản trái phép.
5. Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tiến hành rà soát, kiểm tra các “Dự án đầu tư sản xuất nông lâm nghiệp” đã được giao rừng và cho thuê đất, nếu để rừng bị phá hoặc không triển khai thực hiện các nội dung như dự án đã được phê duyệt thì kiên quyết thu hồi diện tích rừng và đất rừng đã giao.
Đề nghị các cấp ủy Đảng chỉ đạo Ủy ban nhân dân cùng cấp, các ngành chức năng chủ động tổ chức, huy động lực lượng tại chỗ để truy quét, chặn đứng và truy bắt kẻ phá rừng, khai thác vận chuyển trái phép trên địa bàn. Nếu tình hình diễn biến phức tạp, địa phương nào không đủ lực lượng ngăn chặn thì báo cáo UBND huyện, thị xã Gia Nghĩa để huy động lực lượng hỗ trợ xử lý kịp thời. Trường hợp cần thiết phải huy động nhiều lực lượng thì báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để tăng cường lực lượng hỗ trợ. Vận động nhân dân tố giác các đối tượng có hành vi vi phạm lâm luật.
6. Đề nghị Thường trực Huyện ủy các huyện, Thị ủy Gia Nghĩa và các cấp ủy Đảng, các đoàn thể phải xây dựng nghị quyết chuyên đề về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Thường xuyên chỉ đạo Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể bám sát cơ sở, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, tăng cường đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của cấp ủy và chính quyền cấp dưới trong công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý đất đai trên địa bàn quản lý; lấy công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng làm một chỉ tiêu để xét thi đua khen thưởng hàng năm.
Các cấp chính quyền cơ sở (huyện, xã) nếu để xảy ra phá rừng trên địa bàn xã, huyện nào thì Chủ tịch UBND xã, huyện đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp trên và kiểm điểm trước cấp ủy Đảng và bị xử lý kỷ luật về trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp do địa phương quản lý.
7. Yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông tăng cường quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ và phát triển rừng, chỉ đạo (các doanh nghiệp nông - lâm nghiệp trong và ngoài quốc doanh; lực lượng Kiểm lâm địa bàn) phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn để bảo vệ rừng tận gốc. Kiên quyết thu hồi và tiến hành ngay các biện pháp quản lý, trồng rừng và khoanh nuôi tái tạo rừng đối với diện tích rừng đã bị phá, lấn chiếm trái phép. Những cá nhân nào cố tình phát, dọn để gieo trồng hoa màu, cây công nghiệp thì tiến hành lập biên bản, phối hợp với cơ quan chức năng cưỡng chế, giải toả, xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
8. Giao UBND các huyện, thị xã phối hợp các ngành chức năng tiến hành rà soát quy hoạch và di dời ngay các xưởng chế biến gỗ gần rừng về các khu công nghiệp hoặc nơi đã quy hoạch của các huyện, thị xã và của tỉnh; tiến hành kiểm tra thường xuyên các cơ sở chế biến gỗ, đồ mộc dân dụng, xử lý gỗ bất hợp pháp đưa vào cơ sở để chế biến; xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các xưởng có hành vi vi phạm.
9. Yêu cầu Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, phân công cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn nắm chắc tình hình diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn, tham mưu cho chính quyền xã tổ chức tuần tra bảo vệ ngăn chặn, xử lý các hành vi ngay tại cơ sở; tham mưu cho Đoàn 12 của huyện, thị xã kiểm tra truy quét các điểm nóng về phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi phá rừng, xâm lấn sử dụng đất lâm nghiệp, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép; phối hợp với các đơn vị chủ rừng, các ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và thu giữ các máy móc, công cụ phương tiện của các tổ chức, cá nhân đưa vào rừng trái phép, đặc biệt là các khu rừng phòng hộ, đặc dụng.
10. Giao Công an tỉnh điều tra xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm hình sự trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; các vụ chống người thi hành công vụ để nâng cao tính răn đe, giáo dục cho các đối tượng vi phạm và làm gương cho các đối tượng khác.
11. Yêu cầu các cấp, các ngành, lực lượng Kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng rà soát lại cán bộ được phân công phụ trách công tác quản lý bảo vệ rừng, để rừng bị phá mà không phát hiện và không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì căn cứ vào tính chất của vụ việc để có hình thức kỷ luật cao nhất và thực hiện việc luân chuyển, điều động chuyển đổi vị trí cán bộ theo quy định.
12. Những địa phương, đơn vị, cá nhân nào có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý bảo vệ rừng thì được khen thưởng. Địa phương, đơn vị, tổ chức và cá nhân nào do buông lỏng quản lý rừng, thiếu trách nhiệm để xảy ra phá rừng, mua bán, xâm lấn đất rừng trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời thì phải xử lý kỷ luật nghiêm khắc hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Ban, ngành; các đơn vị chủ rừng; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Gia Nghĩa tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ có hiệu quả và định kỳ vào ngày 25 hàng tháng báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp) về tình hình thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của địa phương, đơn vị mình. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì báo cáo kịp thời Chủ tịch UBND tỉnh để xem xét và chỉ đạo.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 32/CT-UBND năm 2013 tăng cường việc chỉ đạo xây dựng, thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2012 về tăng cường biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Nghị định 74/2010/NĐ-CP quy định về phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong công tác bảo vệ rừng
- 4 Chỉ thị 29/2009/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5 Chỉ thị 04/2007/CT-UBND tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ rừng do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 6 Chỉ thị 21/1999/CT-UB về xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng thôn bản do tỉnh Nghệ An ban hành
- 7 Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Chỉ thị 07/UB-CT năm 1982 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và công tác quản lý vật tư gỗ do tỉnh Bến Tre ban hành
- 1 Chỉ thị 32/CT-UBND năm 2013 tăng cường việc chỉ đạo xây dựng, thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2012 về tăng cường biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Chỉ thị 04/CT-CTUBND năm 2010 về tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và chống người thi hành công vụ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 4 Chỉ thị 29/2009/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5 Chỉ thị 04/2007/CT-UBND tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ rừng do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 6 Chỉ thị 21/1999/CT-UB về xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng thôn bản do tỉnh Nghệ An ban hành
- 7 Chỉ thị 07/UB-CT năm 1982 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và công tác quản lý vật tư gỗ do tỉnh Bến Tre ban hành