ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/CT-UBND | Bình Phước, ngày 18 tháng 11 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Bệnh Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm hiện đang lưu hành tại các tỉnh thành phía Nam, trong đó có tỉnh Bình Phước. Bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành qua trung gian muỗi vằn. Tính đến ngày 02/10/2016, toàn tỉnh ghi nhận 3.368 ca, 01 ca tử vong; hiện 11/11 huyện/thị đều có ca mắc sốt xuất huyết và số mắc tăng 2.534 ca so cùng kỳ năm 2015. Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh, vì vậy biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) và phòng chống muỗi đốt.
Được sự hướng dẫn của Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng, Viện Pasteur TP.HCM trong việc triển khai các biện pháp và các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết, tỉnh đã tích cực hưởng ứng các chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết”, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 6. Song song đó, ngành y tế tỉnh đã triển khai kế hoạch ra quân chiến dịch ở 16 xã có nguy cơ bùng phát dịch của 8 huyện/thị có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết cao trong tỉnh; tổ chức các đợt giám sát, chỉ đạo tại các điểm nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết như: Đồng Xoài, Chơn Thành, Đồng Phú, Bù Đăng.
Để chủ động kiểm soát và ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Sở Y tế
- Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch; nắm chắc tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm, điều trị tích cực tại chỗ những ca bệnh, không để diễn biến nặng hay xảy ra tử vong, khống chế không để dịch lớn xảy ra và lây lan trên diện rộng
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm, xử lý ổ dịch, chủ động triển khai tốt các biện pháp dự phòng; phối hợp với Bệnh viện Đa khoa các tuyến tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về chẩn đoán, điều trị, giám sát, phòng chống bệnh sốt xuất huyết theo quy định về “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết” của Bộ Y tế; bảo đảm đủ phương tiện vật tư, trang thiết bị, hóa chất, dịch truyền, phương tiện cấp cứu... để tiếp nhận thu dung và điều trị kịp thời người bệnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất trường hợp tử vong, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện.
2. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Phước
Phối hợp với ngành Y tế tổ chức thường xuyên công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết bằng nhiều hình thức phù hợp để mọi người dân nhận thức đúng, đủ về nguy cơ và tác hại của dịch bệnh sốt xuất huyết, nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Thông tin về tình hình dịch bệnh (nếu có) cần nhanh chóng, kịp thời, chính xác; không đưa tin thiếu chính xác gây hoang mang trong nhân dân, ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Huy động lực lượng học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia các hoạt động diệt muỗi, lăng quăng tại đơn vị, gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của ngành y tế, xem đây là một trong các nội dung sinh hoạt ngoại khóa của học sinh, sinh viên. Tăng cường tuyên truyền giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân tại các trường học.
4. Sở Tài chính: Đảm bảo cấp và bổ sung kinh phí kịp thời cho các hoạt động phòng, chống dịch theo nhu cầu thực tế của các sở, ngành liên quan và các huyện, thị.
5. Các sở, ban, ngành, đoàn thể: Triển khai có hiệu quả công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết thuộc lĩnh vực quản lý đến các phòng ban, đơn vị trực thuộc, theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
6. UBND các huyện, thị xã
- Kiện toàn, củng cố Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tại địa phương; triển khai công tác phòng, chống sốt xuất huyết năm 2016.
- Huy động mọi nguồn lực và chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn; các ban, ngành, đoàn thể trực thuộc tham gia các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn như: tổ chức thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng, phát quang bụi rậm và vệ sinh môi trường nơi sinh sống và làm việc.
- Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Y tế, Phòng Y tế và mạng lưới y tế cơ sở thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo yêu cầu chuyên môn như: khoanh vùng và xử lý các ổ dịch nhỏ đúng quy trình, kiểm soát các điểm nguy cơ, vùng nguy cơ để kịp thời xử lý; đồng thời tuyên truyền, tư vấn để người dân hiểu được sự nguy hiểm của dịch bệnh sốt xuất huyết và chủ động phòng, chống dịch.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã phối hợp với Sở Y tế nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 2 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2017 về tăng cường triển khai biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết do thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Kế hoạch 143/KH-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch, bệnh sốt xuất huyết Quý IV năm 2016 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4 Công điện 17/CĐ-UBND năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết do tỉnh Gia Lai ban hành
- 5 Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue năm 2015 tại thành phố Hồ Chí Minh
- 1 Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue năm 2015 tại thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Kế hoạch 143/KH-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch, bệnh sốt xuất huyết Quý IV năm 2016 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3 Công điện 17/CĐ-UBND năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết do tỉnh Gia Lai ban hành
- 4 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2017 về tăng cường triển khai biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết do thành phố Hà Nội ban hành
- 5 Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Thái Bình