ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/CT-UBND | Hải Dương, ngày 08 tháng 11 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều; Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm đê điều trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương chỉ thị:
1. UBND các huyện, thành phố, thị xã:
a) Tăng cường công tác quản lý đê điều, chỉ đạo các cấp ủy đảng, các phòng, ban chức năng cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn ven đê có biện pháp cụ thể, quyết liệt thực hiện đầy đủ trách nhiệm ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với Hạt Quản lý đê các huyện, thành phố thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện hành vi vi phạm, ngăn chặn từ khi mới phát sinh; xử lý nghiêm, kiên quyết, dứt điểm từng vụ vi phạm, có biện pháp xử lý dứt điểm vi phạm tồn đọng. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc để xảy ra vi phạm và kết quả xử lý các vụ vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn.
b) Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý thường xuyên và đột xuất, mở các đợt cao điểm xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, vi phạm khai thác cát lòng sông trái phép, nhất là các vụ vi phạm nghiêm trọng, quy mô lớn, trường hợp xác định đủ điều kiện cấu thành hành vi phạm tội thì xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
c) Tổ chức lập, rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi sông phù hợp với phương án phát triển hệ thống đê điều thuộc phạm vi quản lý của địa phương; tổ chức quản lý chặt chẽ công trình đê điều, đất trong hành lang bảo vệ đê điều, bãi sông theo đúng quy định pháp luật về đê điều và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát phương án phòng chống lũ, phương án phát triển hệ thống đê điều để tích hợp trong Quy hoạch tỉnh trong thời gian tới. Sau khi Quy hoạch tỉnh được duyệt, rà soát số lượng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông đảm bảo phù hợp với quy hoạch, xây dựng phương án, lộ trình, kinh phí di dời các khu vực không phù hợp quy hoạch báo cáo UBND tỉnh để tổ chức thực hiện đúng quy định của pháp luật.
d) Tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai đến cộng đồng, nhất là các tổ chức, cá nhân sinh sống và hoạt động liên quan đến đê điều; Hướng dẫn, yêu cầu các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến đê điều tuân thủ nghiêm các quy định về việc cấp phép xây dựng và hoạt động theo quy định của pháp luật về đê điều và giám sát việc thực hiện. Rà soát, có lộ trình cụ thể yêu cầu tất cả các công trình, dự án, bến bãi... ngoài bãi sông có liên quan đến đê điều phải lập thủ tục trình UBND tỉnh cấp giấy phép và thực hiện theo giấy phép theo quy định của Luật đê điều.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tăng cường, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, UBND các huyện, thành phố thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều, phản ánh kịp thời các vi phạm pháp luật về đê điều phát sinh trên địa bàn và kết quả xử lý.
b) Chỉ đạo Thanh tra Sở, Chi cục QLĐĐ&PCLB tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đê điều, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị chính quyền địa phương xử lý theo quy định của pháp luật; tổng hợp kết quả xử lý vi phạm các địa phương, kết quả cấp phép, đôn đốc, kiến nghị cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương xử lý vi phạm, cấp phép, báo cáo theo quy định.
c) Thực hiện nghiêm các quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép các hoạt động liên quan đến đê điều; Tăng cường cải cách hành chính, rà soát, kiến nghị đơn giản hóa TTHC giảm thiểu chi phí cho người dân theo quy định.
d) Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các Sở, Ban, Ngành của tỉnh xây dựng phương án phòng chống lũ, phương án phát triển hệ thống đê điều để tích hợp Quy hoạch tỉnh giai đoạn tiếp theo.
3. Công an tỉnh:
Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, công an cấp huyện, cấp xã phối hợp với cơ quan quản lý đê điều các cấp, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn ven đê kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đê điều, vi phạm khai thác cát lòng sông trái phép theo quy định của pháp luật; cử lực lượng phối hợp tham gia đảm bảo trật tự, an toàn, ngăn chặn các hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ trong quá trình xử lý, cưỡng chế vi phạm theo quy định khi được yêu cầu.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Phối hợp với UBND các huyện, thành phố rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bãi sông, đất hành lang bảo vệ đê phù hợp với quy hoạch phòng chống lũ, phương án phát triển hệ thống đê điều đảm bảo sử dụng đất phù hợp, hiệu quả; Chỉ đạo các phòng chức năng tăng cường công tác quản lý khoáng sản chưa khai thác (đất, cát trên bãi sông, lòng sông) theo quy định của pháp luật; phối hợp xử lý nghiêm các hành vi khai thác đất, cát tại bãi sông, trong hành lang bảo vệ đê, các hành vi xả thải vi phạm; Tham mưu Ban chỉ đạo phòng chống khai thác cát trái phép tỉnh chỉ đạo Đoàn liên ngành phòng chống khai thác cát trái phép các cấp thường xuyên tuần tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các phương tiện khai thác cát trái phép trên các tuyến sông địa bàn tỉnh.
5. Sở Giao thông vận tải:
a) Phối hợp với cơ quan quản lý đê điều, UBND các huyện, thành phố trong việc xử lý các vi phạm xây dựng công trình tại các vị trí hành lang bảo vệ đê điều đồng thời là hành lang an toàn đường bộ.
b) Chỉ đạo Thanh tra giao thông phối hợp với Công an tỉnh và cơ quan quản lý đê điều kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các phương tiện vi phạm vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê theo quy định.
c) Rà soát quy hoạch bến thủy nội địa, hướng dẫn, thực hiện cải cách hành chính trong các thủ tục thỏa thuận, cấp phép hoạt động các bến, cảng thủy nội địa đảm bảo thuận lợi, đơn giản hóa, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
6. Sở Xây dựng:
Rà soát quy hoạch vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh; Tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố trong việc cấp phép, quản lý, xử lý vi phạm đối với các hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền liên quan đến đê điều, thoát lũ sông trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
Căn cứ khả năng cân đối vốn, ưu tiên bố trí kinh phí để tăng cường đầu tư, củng cố, tu bổ đê điều và xử lý các trọng điểm xung yếu nhằm đảm bảo nâng cấp, an toàn chống lũ cho đê. Thẩm định, tham mưu UBND tỉnh Quyết định chủ trương đầu tư các dự án liên quan đến đê điều, thoát lũ sông đảm bảo phù hợp, hiệu quả.
8. Sở Công thương:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố quản lý, xử lý nghiêm các vi phạm của các cơ sở kinh doanh than liên quan đến đê điều trên địa bàn tỉnh.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Rà soát việc xây dựng, hoạt động các công trình tôn giáo, tín ngưỡng trong hành lang bảo vệ đê điều, ngoài bãi sông, phối hợp với cơ quan quản lý đê điều, UBND các huyện, thành phố xử lý nghiêm các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng có các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, vi phạm các quy định về việc thực hành tôn giáo, tín ngưỡng.
10. Thanh tra tỉnh:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố giải quyết khiếu nại, tố cáo về vi phạm pháp luật đê điều trên địa bàn tỉnh theo quy định.
11. Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương:
Phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều, phản ánh nhanh chóng, kịp thời, chính xác các vụ vi phạm pháp luật đê điều nổi cộm và kết quả xử lý vi phạm.
12. Các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và của UBND tỉnh về quản lý đê điều, phòng chống thiên tai, quản lý kinh doanh vật liệu xây dựng, khoáng sản, than đã ban hành. Kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể của tỉnh và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2019 về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đề điều và quản lý bãi sông, bãi triều ven biển do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2 Chỉ thị 24/CT-TTg năm 2019 về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 2951/QĐ-UBND năm 2019 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Đê điều thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình
- 4 Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý đê điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai năm 2019 tỉnh Hưng Yên
- 5 Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý đê điều, công trình thủy lợi và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2019 do tỉnh Nam Định ban hành
- 6 Luật Đê điều 2006
- 1 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2019 về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đề điều và quản lý bãi sông, bãi triều ven biển do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2 Quyết định 2951/QĐ-UBND năm 2019 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Đê điều thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình
- 3 Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý đê điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai năm 2019 tỉnh Hưng Yên
- 4 Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý đê điều, công trình thủy lợi và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2019 do tỉnh Nam Định ban hành