ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2009/CT-UBND | Vũng Tàu, ngày 22 tháng 05 năm 2009 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH CÚM A (H1N1) Ở NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Hiện nay, dịch cúm A(H1N1) đang xảy ra ở một số nước trên thế giới và tiếp tục có những diễn biến phức tạp, theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đây là loại vi rút có nguồn gen tổng hợp từ người, heo và gia cầm, có tính lây nhiễm cao, có khả năng lây nhiễm từ người sang người và vi rút cúm A(H1N1) hoàn toàn có thể biến đổi gen, trở thành một dòng vi rút nguy hiểm hơn, gây ra đại dịch.
Thực hiện Công điện số 639/CĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn cấp phòng, chống dịch cúm A(H1N1) trên người; Công văn số 2492/BYT-DPMT ngày 27 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống dịch cúm A(H1N1) và bệnh dịch mùa hè và trước tình hình dịch cúm A(H1N1) trên người đang tiếp tục lan rộng, để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhằm bảo đảm an toàn sức khoẻ của nhân dân trên địa bàn tỉnh, tránh gây tâm lý hoang mang, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo như sau:
1. Sở Y tế:
a) Là cơ quan thường trực, chủ động và phối hợp với các sở ngành, địa phương, tham mưu cho UBND Tỉnh triển khai công tác phòng chống dịch cúm A (H1N1).
b) Chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh thực hiện kiểm dịch chặt chẽ đối với hành khách xuất nhập cảnh tại phao số 0 Vũng Tàu.
c) Hướng dẫn, hỗ trợ, theo dõi kiểm tra các Sở, ngành, địa phương thực hiện việc tổ chức, vận hành hệ thống giám sát, cảnh báo, cách ly kiểm dịch trên toàn tỉnh, kịp thời phát hiện người nhiễm, người có thể nhiễm cúm A (H1N1). Chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng Tỉnh, Trung tâm y tế các huyện, thị, thành triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các biện pháp vệ sinh, diệt khuẩn, phòng ngừa không để dịch bệnh lây lan.
d) Chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly kiểm dịch đối với các đoàn người nhập cảnh có tiếp xúc với người nhiễm hoặc có thể nhiễm cúm A (H1N1), cần phải áp dụng các biện pháp cách ly tập trung.
đ) Chỉ đạo các bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận, cách ly theo quy định và điều trị miễn phí cho người bệnh được xác định nhiễm hoặc có thể hoặc nghi ngờ nhiễm cúm A (H1N1). Bệnh viện Bà Rịa ngoài việc tiếp nhận bệnh nhân từ các đơn vị khác chuyển đến, còn có trách nhiệm cơ động hỗ trợ chẩn đoán và chữa trị cho tuyến dưới.
e) Chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, thiết bị, phương tiện cần thiết cho phòng, chống dịch.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Phối hợp Sở Y tế trong công tác giám sát dịch bệnh.
b) Chỉ đạo Chi cục Thú y tập trung triển khai thực hiện các biện pháp sau:
- Thực hiện công tác kiểm tra giám sát dịch bệnh đến từng hộ chăn nuôi. Chuẩn bị các phương tiện xét nghiệm giám sát dịch bệnh. Tăng cường giám sát dịch tễ trên địa bàn kết hợp lấy mẫu xét nghiệm đánh giá, giám sát sự lưu hành của vi rút cúm A (H1N1, H5N1) tại các cơ sở chăn nuôi. Phối hợp với Trung tâm Thý y vùng IV lấy mẫu để xác định chính xác nguồn vi rút gây bệnh, nhằm có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả. Phối hợp kiểm soát chặt chẽ sản phẩm động vật ngoại nhập.
- Chuẩn bị đầy đủ hóa chất tiêu độc sát trùng, cung cấp hóa chất, hướng dẫn cho người chăn nuôi gia súc, gia cầm thường xuyên tiêu độc, sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, các cơ sở giết mổ; xử lý chất thải chăn nuôi.
- Phối hợp với các ngành thực hiện chống giết mổ gia súc, gia cầm trái phép. Có biện pháp kiểm tra nguồn gốc đàn gia súc, gia cầm đưa vào tỉnh tiêu thụ.
- Hướng dẫn người chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu huỷ gia súc, gia cầm bệnh sử dụng các trang bị bảo hộ tối thiểu như: khẩu trang, găng tay, kính, quần áo bảo hộ. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay chân bằng nước xà bông để phòng mầm bệnh lây sang người. Người bị bệnh, nhất là sốt, cảm cúm không được tiếp xúc, chăm sóc đàn heo.
- Theo dõi cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh, cung cấp thông tin về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho các cơ quan thông tin để thực hiện tốt vai trò tuyên truyền, định hướng dư luận.
- Thực hiện tốt tiêm phòng các loại bệnh cho gia súc, gia cầm.
3. Sở Công thương:
a) Chỉ đạo Chi cục quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát giá cả thị trường, tránh những trường hợp đầu cơ tung tin thất thiệt về tình hình dịch bệnh, gây biến động giá cả thực phẩm thiết yếu cung cấp cho người dân trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các điểm mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm trái phép.
c) Tăng cường kiểm tra tại các cửa ngõ ra vào tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận của cơ quan thú y.
d) Chỉ đạo Ban Quản lý các chợ, đặc biệt các chợ đầu mối tăng cường công tác phối hợp với cơ quan thú y, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thịt gia súc, gia cầm không qua kiểm soát giết mổ.
4. Công an Tỉnh:
a) Tiếp tục thực hiện các biện pháp phối hợp liên ngành kiểm tra, ngăn chặn, xử lý việc vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm trái phép.
b) Chỉ đạo công an huyện, thị, thành; xã, phường, thị trấn thực hiện việc lập danh sách những người nhập cảnh (nhất là người đến hoặc trở về từ các vùng có trường hợp mắc bệnh cúm A (H1N1), người có tiếp xúc với người nhiễm hoặc có thể nhiễm cúm A (H1N1) theo yêu cầu của ngành y tế và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
c) Hỗ trợ ngành y tế và Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành thực hiện giám sát, cách ly kiểm dịch theo quy định, nhất là đối với các trường hợp cưỡng chế cách ly đối với các đối tượng trong diện giám sát nhưng cố tình không tuân thủ các yêu cầu giám sát phòng, chống lây lan dịch bệnh.
5. Cảng vụ Tỉnh:
a) Phối hợp, hỗ trợ Khoa kiểm dịch y tế - Trung tâm y tế dự phòng tỉnh thực hiện tốt việc giám sát phát hiện các hành khách nhiễm hoặc nghi nhiễm cúm A (H1N1), cách ly và vận chuyển về các bệnh viện của tỉnh.
b) Phối hợp cung cấp cho ngành y tế danh sách hành khách trên các tàu đến từ các vùng có dịch cúm A(H1N1), các tàu có hành khách nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm cúm A (H1N1) để giám sát.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh:
Khẩn trương triển khai hệ thống giám sát phát hiện, cách ly kiểm dịch đối với người nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm cúm A (H1N1), đặc biệt đối với người nhập cảnh vào Việt Nam, nhất là từ các nước, vùng lãnh thổ có dịch, bao gồm các hoạt động cụ thể sau:
a) Chỉ đạo các khách sạn, nhà nghỉ tăng cường quản lý, lập danh sách người nhập cảnh cư trú tại khách sạn, nhà nghỉ.
b) Theo dõi, giám sát tình trạng sức khoẻ của người nhập cảnh cư trú tại các khách sạn, nhà nghỉ.
c) Đối với người nhập cảnh từ các vùng có các trường hợp mắc cúm A (H1N1) đã được xác định, thực hiện giám sát chặt chẽ sức khoẻ trong vòng 7 ngày, khi có triệu chứng sốt, ho, sổ mũi... báo ngay cho cơ quan y tế để nhập viện cách ly, điều trị.
7. Sở Giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, Ban quản lý các khu Công nghiệp:
a) Tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh cúm nhiều người trong cùng một tập thể, tại các xí nghiệp, trường học, nhà trọ.
b) Giáo dục, hướng dẫn cán bộ, công nhân, học sinh, sinh viên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, tuân thủ các biện pháp giám sát cách ly của ngành y tế khi có trường hợp bệnh xảy ra.
8. Sở Thông tin và truyền thông, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Bà Rịa-Vũng Tàu:
Chủ động phối hợp với ngành y tế, ngành nông nghiệp phát triển nông thôn thường xuyên và kịp thời thông báo cho nhân dân tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch cúm A (H1N1), định hướng dư luận, để nhân dân chấp hành tốt các quy định, chủ động, tự giác tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao nhất, bảo vệ an toàn sức khoẻ của nhân dân và giảm thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên, thông tin cung cấp phải đảm bảo chính xác, trung thực, không gây tâm lý hoang mang, lo lắng, ảnh hưởng xấu tới sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nhu cầu sử dụng thực phẩm thường xuyên của xã hội.
9. Sở Ngoại vụ:
a) Thông tin đầy đủ cho các cơ quan ngoại giao của các nước về tình hình dịch bệnh và hoạt động phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
b) Phối hợp với các cơ quan ngoại giao của các nước để yêu cầu các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn tỉnh tuân thủ nghiêm túc các quy định kiểm dịch.
10. Sở Giao thông vận tải, Tỉnh đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu:
Sẵn sàng hỗ trợ ngành y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch khi có yêu cầu.
11. Sở Tài chính:
Đảm bảo kinh phí mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế thiết yếu cho công tác phòng, chống dịch.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể:
Tăng cường công tác thông tin, vận động, hướng dẫn nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng dịch cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Động viên, nhắc nhở cán bộ, nhân viên, đoàn viên, hội viên thuộc diện giám sát thực hiện nghiêm túc các yêu cầu giám sát của ngành y tế và chính quyền địa phương.
13. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cúm [bao gồm cúm A (H1N1), cúm A (H5N1) trên người và trên gia súc, gia cầm].
b) Khẩn trương triển khai hệ thống giám sát phát hiện, cách ly đối với người nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm cúm A (H1N1), đặc biệt đối với người nhập cảnh vào Việt Nam từ các nước, vùng lãnh thổ có dịch, bao gồm các hoạt động cụ thể sau:
- Chỉ đạo Công an huyện có trách nhiệm chỉ đạo công an cấp xã, phường, thị trấn, Ban điều hành Khu phố... tăng cường quản lý người nhập cảnh cư trú trên địa bàn.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng theo dõi, giám sát tình trạng sức khoẻ của người nhập cảnh cư trú trên địa bàn. Thông báo kịp thời với các cơ quan y tế nơi cư trú để được tư vấn, theo dõi theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế.
- Chuẩn bị sẵn sàng ít nhất một khu vực cách ly tập trung đối với những người thuộc diện phải giám sát theo chỉ định của Sở Y tế.
c) Chỉ đạo Trung tâm y tế huyện, thị, thành sẵn sàng khu cách ly điều trị để cách ly người bệnh nghi ngờ nhiễm cúm A (H1N1), tổ chức chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời, hiệu quả; chuẩn bị đầy đủ thuốc và các phương tiện cần thiết cho chẩn đoán và chữa trị cho người bệnh.
d) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường cho nhân dân từ cá nhân đến khu ăn ở, sinh hoạt và khu vực công cộng. Tổ chức tổng vệ sinh môi trường hàng tuần vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật ở phường, xã, thị trấn, khu phố...
14. Chế độ báo cáo:
Các sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành thực hiện báo cáo theo quy định về Sở Y tế, cơ quan thường trực phòng, chống cúm A (H1N1) trên người.
Sở Y tế thực hiện báo cáo kịp thời, chính xác, đầy đủ về Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình dịch bệnh, kết quả thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Do tính cấp bách trong công tác phòng, chống dịch nhằm bảo vệ tính mạng và sức khoẻ nhân dân, góp phần ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành, Thủ trưởng các Sở, ngành của tỉnh khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1413/QĐ-UBND năm 2019 bổ sung Điều 1 Quyết định 391/QĐ-UBND về Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 2 Quyết định 2383/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016
- 3 Quyết định 2383/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016
- 1 Chỉ thị 04/2009/CT-UBND về công tác phòng, chống dịch cúm A (H1N1) ở người của tỉnh Lâm Đồng
- 2 Chỉ thị 03/2009/CT-UBND thực hiện biện pháp phòng ngừa dịch cúm A (H1N1) ở người trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Chỉ thị 07/2009/CT-UBND về đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cúm A (H1N1) ở người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4 Công điện 639/CĐ-TTg về chủ động phòng ngừa dịch cúm lợn A (H1N1), bảo vệ sức khỏe nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Chỉ thị 31/2005/CT-UBND về tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng ngừa và đối phó với dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1 Chỉ thị 31/2005/CT-UBND về tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng ngừa và đối phó với dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Chỉ thị 07/2009/CT-UBND về đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cúm A (H1N1) ở người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Chỉ thị 04/2009/CT-UBND về công tác phòng, chống dịch cúm A (H1N1) ở người của tỉnh Lâm Đồng
- 4 Chỉ thị 03/2009/CT-UBND thực hiện biện pháp phòng ngừa dịch cúm A (H1N1) ở người trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
- 5 Quyết định 1413/QĐ-UBND năm 2019 bổ sung Điều 1 Quyết định 391/QĐ-UBND về Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 6 Quyết định 2383/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016