Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/CT-UB

Bến Tre, ngày 14 tháng 7 năm 1990

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO VẬN ĐỘNG ĐỐI TƯỢNG PHẠM TỘI RA TỰ THÚ

Kính gửi:

- Các cơ quan, ban ngành tỉnh;
- Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã

 

Thời gian qua, thi hành Chỉ thị số 135 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường công tác bảo vệ trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới và nhất là qua các đợt phát động phong trào quần chúng đồng loạt tấn công, trấn áp tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự, đã có nhiều đối tượng phạm tội ra tự thú, để được hưởng lượng khoan hồng của Đảng và Nhà nước.

Để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội ra tự thú, đồng thời thực hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước góp phần lập lại trật tự kỷ cương xã hội. Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, ban ngành, đoàn thể… UBND các huyện, thị xã và nhân dân trong tỉnh, thực hiện tốt một số mặt công tác như sau:

1. Mở đợt phát động phong trào vận động người phạm tội hình sự, chính trị, kinh tế - xã hội ra tự thú với cơ quan công an, kiểm sát, tòa án bao gồm:

a) Người có hành vi phạm tội đã bị phát hiện hoặc chưa bị phát hiện, bị giam giữ, bị phạt tù nhưng trốn khỏi nơi giam giữ, trốn tránh thi hành án hoặc đang bị truy nã mà ra tự thú được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước.

b) Người đã có hành vi phạm tội, bị phát giác hoặc chưa bị phát giác, không kể phạm tội gì, thuộc trường hợp nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng mà ra tự thú, khai rõ sự vịêc, báo cáo rõ hành vi phạm tội trong thời gian trốn tránh, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện điều tra tội phạm, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự, giảm nhẹ hình phạt theo chính sách hình sự của Nhà nước. Nếu cùng với việc tự thú mà còn lập công lớn, vận động được người khác phạm tội ra tự thú thì có khả năng được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.

2. Các cơ quan ban, ngành, đoàn thể… có trách nhiệm phát động toàn thể cán bộ, công nhân viên Nhà nước tham gia phong trào vận động người phạm tội ra tự thú, nhất là những cán bộ, công nhân viên đã có hành vi phạm tội bị phát hiện hoặc chưa bị phát hiện, còn trốn tránh hoặc chưa có điều kiện để báo cáo hành vi sai phạm của mình. Người nào biết được cần trực tiếp động viên, giáo dục bản thân hoặc gia đình người đó đưa họ ra tự thú để đựơc hưởng chánh sách khoan hồng của Nhà nước.

3. Uỷ ban nhân dân các huyện, các cơ quan chức năng kết hợp các đoàn thể, Đài Phát thanh, Báo Đồng Khởi tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong toàn tỉnh, giải tích cụ thể chính sách khoan hồng của Nhà nước được quy định trong Thông tư số 05 liên ngành nội vụ: kiểm sát – tòa án – tư pháp để thúc đẩy người phạm tội còn đang lẩn trốn ra tự thú.

4. Khi tiếp nhận người phạm tội đến tự thú, cơ quan phải phân công người có trách nhiệm lập biên bản, ghi lời khai, làm rõ hành vi phạm tội, quá trình trốn tránh pháp luật của họ và những vấn đề khác có liên quan đến việc phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, để làm cơ sở pháp lý cho việc xem xét hình thức xử lý và áp dụng chính sách khoan hồng với họ.

5. Những tổ chức, cá nhân có thành tích vận động người phạm tội ra tự thú được khen thưởng xứng đáng theo chính sách Nhà nước. Các ngành trong khối nội chính có trách nhiệm phát hiện, báo cáo và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh khen thưởng kịp thời để động viên phong trào.

6. Ban Chỉ đạo tấn công, trấn áp tội phạm các cấp chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào này, 3 tháng, 6 tháng có sơ kết rút kinh nghiệm chỉ đạo chung và thường xuyên báo cáo kết quả về Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh theo dõi chỉ đạo./.

 

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
 CHỦ TỊCH




Trương Vĩnh Trọng