ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/CT-UBND | Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 30 tháng 9 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP THỰC THI NHIỆM VỤ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, PHƯỜNG THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM KHÔNG TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở 5 huyện và 24 phường (phê duyệt danh sách tại Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009).
Sau hơn 02 năm triển khai thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, phường ở tỉnh; nhìn chung, hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp đối với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương vẫn đảm bảo ổn định, không gây xáo trộn, đã có sự tăng cường phối hợp hoạt động giữa cấp ủy, cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị tại các huyện, phường, sự chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp và sâu sát, đề cao tính hành chính của Ủy ban nhân dân;
Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, phường nơi thực hiện thí điểm luôn đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; đồng thời tăng thẩm quyền và trách nhiệm của tập thể Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân huyện, phường trong điều hành, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; nâng cao tính chủ động cho Ủy ban nhân dân huyện, phường trong xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh; qua thực tế thực hiện thí điểm, quyền đại diện của người dân tiếp tục được duy trì và thực hiện thông qua đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã được tăng cường;
Tuy nhiên, việc thực hiện thí điểm có một số vấn đề cần quan tâm, đó là: việc không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, phường đã làm giảm đi một số cấp đại diện của người dân. Tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, cơ chế hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, phường chưa có những đổi mới đáng kể, để thay thế hữu hiệu vai trò của Hội đồng nhân dân huyện, phường nhằm bảo đảm sự sâu sát, gần gũi với người dân ở cơ sở. Việc tiếp nhận ý kiến phản ánh, kiến nghị của nhân dân trên địa bàn huyện, phường chưa thật đồng bộ; thiếu sự hướng dẫn thường xuyên của Ủy ban nhân dân huyện nên tạo ra sự lúng túng trong hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn. Việc giám sát của Hội đồng nhân dân, của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân huyện còn nhiều lúng túng, chưa được thường xuyên.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương thí điểm và để thực hiện tốt Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 20 tháng 3 năm 2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, phường; đồng thời tăng cường việc thực thi nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân huyện, phường thực hiện thí điểm; Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, phường trong tỉnh để tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân; có quyết tâm thực hiện tốt việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở những địa phương làm thí điểm cũng như các địa phương khác trong tỉnh theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (tại Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 20 tháng 3 năm 2009).
2. Tuân thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền thường xuyên, liên tục và chặt chẽ; kịp thời phát hiện những vấn đề vướng mắc phát sinh để chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết trong suốt quá trình thực hiện không tổ chức Hội đồng nhân dân ở nơi thí điểm.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành đối với các địa phương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân. Định kỳ tiến hành sơ kết, rút kinh nghiệm, nhân điển hình và khắc phục những khuyết điểm, hạn chế trong quá trình thực hiện thí điểm. Giám đốc các sở, ngành liên đới chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc kiểm tra, kiểm sát các hoạt động chuyên môn ở huyện, phường nếu để xảy ra sai sót.
3. Ủy ban nhân dân huyện, phường thực hiện thí điểm nghiêm túc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, phường theo quy định tại Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cụ thể:
a) Về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện đúng nội dung quy định tại Điều 6 và Điều 8 của Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12.
b) Về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện đúng nội dung quy định tại Điều 9, 10, 11 và 12 của Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12.
c) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp thực hiện Điều 14 của Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12.
4. Ủy ban nhân dân huyện, phường thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cần chủ động đề xuất hoặc kiến nghị Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 đối với địa phương mình.
5. Khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung để ban hành quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân huyện, phường thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân để phù hợp với thực tế tại địa phương.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, phường thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (nhất là địa phương được chọn thí điểm nhất thể hoá Bí thư đồng thời là Chủ tịch) phải phát huy mạnh mẽ vai trò người lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ủy ban nhân dân cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Định kỳ sáu tháng và hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện, phường nơi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện chế độ thông tin báo cáo.
8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện (trừ Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo), thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân có trách nhiệm thi hành Chỉ thị này và kịp thời cáo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xử lý những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực thiện.
9. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Sở Nội vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình, kết quả thực hiện Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 19/2011/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân quận 10 thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân quận 10 ban hành
- 2 Quyết định 80/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về cơ chế quản lý, điều hành ngân sách đối với Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Quyết định 12/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân quận thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân quận 12 ban hành
- 4 Quyết định 01/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân quận 10 thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân quận 10 ban hành
- 5 Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân quận 4 thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân quận 4 ban hành
- 6 Quyết định 07/2010/QĐ-UBND đính chính Quyết định 05/2010/QĐ-UBND Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân quận 7 thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân quận 7 ban hành
- 7 Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 về việc danh sách huyện, quận, phường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 8 Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 về việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 9 Nghị quyết số 26/2008/QH12 về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường do Quốc hội ban hành
- 1 Quyết định 07/2010/QĐ-UBND đính chính Quyết định 05/2010/QĐ-UBND Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân quận 7 thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân quận 7 ban hành
- 2 Quyết định 01/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân quận 10 thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân quận 10 ban hành
- 3 Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân quận 4 thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân quận 4 ban hành
- 4 Quyết định 12/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân quận thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân quận 12 ban hành
- 5 Quyết định 80/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về cơ chế quản lý, điều hành ngân sách đối với Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6 Quyết định 19/2011/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân quận 10 thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân quận 10 ban hành