ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/CT-UB | Long Xuyên, ngày 02 tháng 07 năm 1994 |
CHỈ THỊ
V/V THỰC HIỆN CÔNG TÁC RÀ SOÁT VĂN BẢN PHÁP QUY VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ PHÍ VÀ LỆ PHÍ
Nhằm từng bước thực hiện cải cách nền hành chính của Nhà nước ta, chống tệ quan liêu, sách nhiễu, phiền hà, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nghị quyết 38 của Chính phủ đã giao trách nhiệm cho UBND Tỉnh tổ chức, soát xét lại toàn bộ các quy định hiện hành về thủ tục hành chính, về phí và lệ phí thuộc lĩnh vực mình phụ trách, kể cả những quy định do cấp dưới ban hành nhằm bãi bỏ ngay những quy định không đúng thẩm quyền và bổ sung, sửa đổi, kiến nghị những quy định không còn phù hợp với tình hình thực tế đã và đang gây trở ngại cho hoạt động của các cơ quan, các đơn vị và gây phiền hà cho nhân dân. Ngày 8/6/1994 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ra chỉ thị số 984/PLHS-HC về triển khai thực hiện nghị quyết 38 của Chính phủ, chỉ thị nêu rõ: cùng với việc rà soát các quy định về thủ tục hành chính, về phí và lệ phí cần phải tiếp tục thực hiện công tác xây dựng, rà soát văn bản pháp luật hiện hành.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ nêu trên, UBND Tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Ban ngành, Chủ tịch UBND Huyện, Thị xã tiến hành tổ chức rà soát các văn bản pháp quy trong đó bao gồm có các văn bản quy định về thủ tục hành chính, về phí và lệ phí do UBND Tỉnh ban hành, các văn bản của Chính phủ, của Bộ chủ quản, của địa phương ban hành theo hướng và cách thức như sau:
1. Nắm rõ mục đích, yêu cầu của việc rà soát văn bản pháp quy và các quy định về thủ tục hành chính, về phí và lệ phí.
- Việc rà soát văn bản nhằm mục đích: góp phần vào việc thực hiện nghị quyết của Chính phủ, xóa bỏ tệ cửa quyền, sách nhiễu và tham nhũng, gây bất bình và làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. Duy trì trật tự kỷ cương trong mọi mặt đời sống của xã hội. Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước nhất là trong các lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế, an ninh, quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phù hợp với thực trạng nền kinh tế-xã hội đang phát triển.
- Yêu cầu của việc rà soát văn bản là để phát hiện và xóa bỏ những văn bản và các quy định về thủ tục hành chính về phí và lệ phí không còn phù hợp với thực tế, chồng chéo, rườm rà, phức tạp, thiếu đồng bộ đã và đang gây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa cơ quan Nhà nước với nhau, giữa cơ quan Nhà nước với công dân. Tổ chức xây dựng, thực hiện được các thủ tục giải quyết công việc đơn giản, rõ ràng, thống nhất đúng pháp luật và công khai, giữ vững kỷ cương, phép nước.
Đối với những văn bản do UBND huyện, thị ban hành nếu thấy không còn phù hợp với nội dung văn bản của tỉnh, của TW ban hành thì UBND huyện, thị chủ động bãi bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung kịp thời.
Đối với những văn bản của Chính phủ, Bộ chủ quản và UBND tỉnh hoặc các ngành khác ban hành mà không còn phù hợp với tình hình thực tế, với văn bản pháp luật thì báo cáo để UBND Tỉnh kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ.
Những văn bản hoặc thủ tục còn phù hợp nhưng quy định phân tán ở nhiều văn bản thì cần quy định thống nhất lại trong một văn bản để dễ hiểu, bảo đảm thi hành thống nhất.
Đối với các loại phí, lệ phí trái với quyết định 276/CT ngày 28/7/92 của Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thống nhất quản lý các loại phí, lệ phí do các ngành hoặc UBND huyện, thị ban hành đều bãi bỏ.
2. Kế hoạch rà soát văn bản:
Để tiến hành rà soát văn bản có hiệu quả, các ngành và UBND các huyện, thì phải có kế hoạch cụ thể, phối hợp với các ngành có liên quan và theo phương châm làm có trọng tâm, trọng điểm. Trước hết cần tập trung rà soát những nhóm văn bản từ năm 1990 đến nay, bao gồm:
- Nhóm văn bản quản lý về kinh tế;
- Nhóm văn bản quản lý trật tự an toàn xã hội;
- Nhóm văn bản quản lý Nhà nước;
- Các quy định về phí và lệ phí.
Công tác rà soát văn bản pháp quy và các quy định về phí, lệ phí có thể chia làm các bước như sau:
Bước 1: Tổng hợp toàn bộ các văn bản pháp quy, các quy định về thủ tục hành chính, về phí và lệ phí thuộc các nhóm văn bản nói trên, sắp xếp theo ngày, tháng, theo từng loại chuyên đề, chuyên ngành nhằm thu thập đầy đủ không bỏ sót văn bản.
Bước 2: Tổ chức việc nghiên cứu, phân tích các văn bản đó đối chiếu với các văn bản, pháp luật, chính sách mới ban hành, và tình hình thực tế để phát hiện những quy định không còn phù hợp, không đúng thẩm quyền hoặc trái với văn bản của cấp trên.
Bước 3: Tổng hợp việc phân tích để kiến nghị những văn bản cần bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung. Đối với văn bản cùng một lĩnh vực còn nhiều quy định, thủ tục phù hợp những quy định phân tán ở nhiều văn bản thì nên biên soạn thống nhất lại trong một văn bản để bảo đảm thi hành thống nhất.
3- Tổ chức chỉ đạo thực hiện:
Việc thực hiện rà soát văn bản pháp quy, các quy định về thủ tục hành chính, về thủ tục hành chính, về phí và lệ phí được tiến hành trong tháng 7/1994. Đây là một công việc rất khẩn trương. Các ngành, các cấp phải phân công các bộ có năng lực, có kiến thức chuyên môn, am hiểu về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và các vấn đề về pháp lý.
UBND Tỉnh giao trách nhiệm cho Sở Tư Pháp hướng dẫn, theo dõi các ngành, UBND các huyện, thị triển khai công tác rà soát văn bản theo đúng tinh thần chỉ thị này. Để thực hiện tốt công tác này, Sở Tư pháp phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân dân Tỉnh và các ngành liên quan để tổ chức triển khai đồng bộ đến tận cơ sở.
Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị là người chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác rà soát văn bản của cơ quan, địa phương mình.
Các ngành và UBND huyện, thị báo cáo kết quả công việc rà soát văn bản về Sở Tư pháp chậm nhất là ngày 20/7/1994. Sở Tư pháp báo cáo kết quả công việc cho UBND Tỉnh và Bộ Tư pháp ngày 30/7/1994.
Việc rà soát văn bản và các quy định về thủ tục hành chính, về phí là một công việc cần thiết nhằm từng bước cải cách thủ tục hành chính trong quản lý Nhà nước, đồng thời là một công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị mới đạt được kết quả tốt.
UBND Tỉnh yêu cầu các Sở, Ban ngành và Chủ tịch UBND Huyện, thị nhận rõ tầm quan trọng của công việc rà soát văn bản, khắc phục khó khăn thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị này.
| ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG |
- 1 Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 2 Quyết định 1992/1998/QĐ.UB về chấm dứt hiệu lực pháp lý 152 văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ năm 1990 đến năm 1996
- 3 Quyết định 1992/1998/QĐ.UB về chấm dứt hiệu lực pháp lý 152 văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ năm 1990 đến năm 1996
- 1 Quyết định 11/2014/QĐ-UBND sửa trình tự, thủ tục ban hành, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kèm theo Quyết định 22/2007/QĐ-UBND do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2 Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2014 tổ chức triển khai rà soát, lập danh mục đề xuất văn bản quy phạm pháp luật cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với quy định của Hiến pháp do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3 Chỉ thị 984/PLHS-HC năm 1994 thực hiện Nghị quyết 38/CP về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức do Bộ Tư pháp ban hành
- 4 Quyết định 276-CT năm 1992 về việc thống nhất quản lý các loại phí và lệ phí do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ban hành
- 1 Quyết định 11/2014/QĐ-UBND sửa trình tự, thủ tục ban hành, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kèm theo Quyết định 22/2007/QĐ-UBND do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2 Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2014 tổ chức triển khai rà soát, lập danh mục đề xuất văn bản quy phạm pháp luật cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với quy định của Hiến pháp do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành