ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/CT-UBND | Lai Châu, ngày 04 tháng 11 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG, PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG MÙA KHÔ NĂM 2019-2020
Trong những năm qua, công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền; ý thức trách nhiệm của các chủ rừng và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã được nâng lên; số vụ cháy rừng và diện tích rừng bị thiệt hại ngày càng giảm. Tuy nhiên tình trạng chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép, xâm lấn đất rừng, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép và cháy rừng vẫn còn xảy ra tại một số địa phương. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, nhiệt độ trung bình tại các tỉnh Bắc bộ trong các tháng 11 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020 có khả năng cao hơn cùng kỳ năm trước, nguy cơ cháy rừng luôn tiềm ẩn ở mức độ cao.
Để chủ động trong công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp nhất các vụ cháy rừng, bảo vệ tài nguyên rừng và giữ vững môi trường sinh thái, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương chủ động phổ biến, triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 22/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 28/11/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; đồng thời tập trung thực hiện các nội dung sau:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước của chính quyền cơ sở về quản lý bảo vệ rừng theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg , ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; gắn trách nhiệm của các chủ rừng và Nhân dân trong công tác bảo vệ rừng với việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Xác định công tác quản lý bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn là nhiệm vụ thường xuyên để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, khai thác rừng trái phép do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND huyện, thành phố nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
- Kiện toàn và tăng cường hoạt động BCĐ thực hiện Chương trình mục tiêu PTLN bền vững tại địa phương; chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Chỉ đạo các lực lượng chức năng của huyện, thành phố phối hợp với chính quyền cơ sở và hỗ trợ các chủ rừng kiểm tra, truy quét để phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi lấn chiếm, tái lấn chiếm đất rừng, chặt phá, khai thác rừng trái pháp luật; mua bán lâm sản, động vật hoang dã; kiên quyết xóa các "điểm nóng" về phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật.
- Rà soát, bố trí lực lượng, phương tiện chủ động sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng theo đúng phương châm "4 tại chỗ". Thiết lập và duy trì thông tin liên lạc các cấp để phục vụ hiệu quả công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng đặc biệt với công tác chỉ huy chữa cháy rừng. Lắp đặt hệ thống biển báo, biển cấm tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao; bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ tại các chốt, trạm chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng trong suốt mùa khô hanh và ở những nơi có nguy cơ cháy cao.
Riêng những địa phương có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao gồm: Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường cần tăng cường quản lý các hoạt động canh tác nương rẫy; trong thời kỳ cao điểm khô hanh (cấp dự báo cực kỳ nguy hiểm) cần quy định cụ thể khu vực cấm đốt nương làm rẫy và những hành vi dùng lửa trái quy định ở những khu vực trọng điểm, có nguy cơ cháy rừng cao. Hướng dẫn, kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc đốt nương làm rẫy của Nhân dân. Tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết thực hiện các quy định bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm tại trang điện tử kiemlam.org.vn; khi xảy ra cháy rừng triển khai ngay lực lượng chữa cháy và thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về Ban Chỉ đạo tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ:
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ rừng trong từng cộng đồng dân cư.
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương, các chủ rừng triển khai, thực hiện tốt các phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm: Tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh; xây dựng và tổ chức triển khai các phương án quản lý rừng theo đúng các quy định của pháp luật; bố trí lực lượng tăng cường tại các xã vùng trọng điểm còn nhiều rừng, các địa bàn giáp ranh; tổ chức tuần tra, kiểm soát để phát hiện kịp thời, ngăn chặn các hành vi vi phạm ngay từ cơ sở; kiên quyết xử lý nghiêm các vụ vi phạm theo quy định của pháp luật. Nắm bắt, theo dõi, xử lý thông tin, dự báo, cảnh báo tình hình cháy rừng, thường xuyên đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để các lực lượng và người dân chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Theo dõi, tổng hợp định kỳ hàng tháng (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
3. Công an tỉnh
Chỉ đạo các Phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố tổ chức lực lượng sẵn sàng ứng cứu chữa cháy rừng; phối hợp với chính quyền địa phương, các Hạt Kiểm lâm, chủ rừng, lập các chuyên án, chủ động tấn công, trấn áp những đối tượng có những hành vi khai thác, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến lâm sản trái phép; điều tra làm rõ nguyên nhân, truy tìm thủ phạm gây ra các vụ cháy rừng và khai thác lâm sản trái phép, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện, các Đồn Biên phòng, các đơn vị quân sự nòng cốt trên địa bàn các huyện, thành phố chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, Hạt Kiểm lâm, chủ rừng làm tốt công tác bảo vệ rừng, PCCCR.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, thực hành diễn tập tình huống, chuẩn bị phương án đảm bảo lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật và hậu cần sẵn sàng ứng cứu khi được huy động.
- Chỉ đạo các Đồn Biên phòng phối hợp chặt chẽ với Hạt Kiểm lâm, chủ rừng tăng cường công tác tuần tra rừng, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi khai thác gỗ, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép gắn với bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
5. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của Sở, chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và PCCCR theo quy định.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về công tác bảo vệ rừng, PCCCR trong các trường học.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu: Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và PCCCR; nêu gương các cá nhân, tổ chức làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, phản ánh những hạn chế để khắc phục ở địa phương, đơn vị; tăng thời lượng phát sóng, đăng tin bài... và cảnh báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Đề nghị Ủy ban MTTQVN tỉnh chỉ đạo các cấp hội, các tổ chức thành viên phối hợp với các cấp, các ngành tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn; phát động phong trào thi đua, ký cam kết làm tốt công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, thành lập các tổ đội tham gia chữa cháy rừng tại địa phương sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2020 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 2 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy mùa khô hanh 2019-2020 do tỉnh Yên Bái ban hành
- 3 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2019 về thực hiện biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2019-2020 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 4 Kế hoạch 640/KH-UBND năm 2019 về phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Bắc Kạn, mùa khô năm 2019-2020
- 5 Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2019 về phòng chống hạn, mặn và cháy rừng năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 6 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 7 Kế hoạch 4741/KH-UBND năm 2019 về phòng chống thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 8 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Lai Châu ban hành
- 9 Luật Lâm nghiệp 2017
- 10 Quyết định 1698/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2016-2017 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của Chi cục Kiểm lâm
- 11 Quyết định 369/QĐ-UBND năm 2017 phân bổ chi tiết dự toán kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2016-2017 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 12 Chỉ thị 13-CT/TW năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 13 Quyết định 1070/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kinh phí gia hạn hợp đồng tổ, đội trực phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2015 - 2016 tỉnh Lâm Đồng
- 14 Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Chỉ thị 07/2008/CT-UBND về quản lý bảo vệ rừng ở những vùng quy hoạch trồng cao su, trồng rừng, trồng cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk
- 1 Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2020 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 2 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy mùa khô hanh 2019-2020 do tỉnh Yên Bái ban hành
- 3 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2019 về thực hiện biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2019-2020 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 4 Kế hoạch 640/KH-UBND năm 2019 về phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Bắc Kạn, mùa khô năm 2019-2020
- 5 Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2019 về phòng chống hạn, mặn và cháy rừng năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 6 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 7 Kế hoạch 4741/KH-UBND năm 2019 về phòng chống thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 8 Quyết định 1698/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2016-2017 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của Chi cục Kiểm lâm
- 9 Quyết định 369/QĐ-UBND năm 2017 phân bổ chi tiết dự toán kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2016-2017 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 10 Quyết định 1070/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kinh phí gia hạn hợp đồng tổ, đội trực phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2015 - 2016 tỉnh Lâm Đồng
- 11 Chỉ thị 07/2008/CT-UBND về quản lý bảo vệ rừng ở những vùng quy hoạch trồng cao su, trồng rừng, trồng cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk