- 1 Luật khoáng sản 2010
- 2 Luật tài nguyên nước 2012
- 3 Chỉ thị 21-CT/TW năm 2012 đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4 Luật đất đai 2013
- 5 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 6 Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2013 về tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 8 Nghị định 84/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- 9 Thông tư 188/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 84/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10 Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 11 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 12 Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2015 về tăng cường công tác quản lý đối với các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử do Chính phủ ban hành
- 14 Luật phí và lệ phí 2015
- 15 Nghị định 149/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá
- 16 Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 17 Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2016 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- 19 Quyết định 2544/QĐ-TTg năm 2016 Chương trình tổng thể Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công
- 21 Quyết định 50/2017/QĐ-TTg về quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên
- 23 Luật Đầu tư công 2019
- 24 Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 25 Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 26 Thông tư 144/2017/TT-BTC về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 27 Thông tư 45/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 28 Nghị quyết 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước do Quốc hội ban hành
- 29 Luật Quản lý thuế 2019
- 30 Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 do Chính phủ ban hành
- 31 Nghị định 04/2019/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô
- 32 Nghị quyết 118/2019/NQ-HĐND quy định về phân cấp quản lý tài sản công trên địa bàn tỉnh Sơn La
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/CT-UBND | Sơn La, ngày 08 tháng 12 năm 2020 |
VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ NĂM 2021
Thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện ngay từ đầu năm 2020 và đã đạt nhiều kết quả tích cực, tạo chuyển biến trong các lĩnh vực, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Năm 2020, đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Nắng nóng, khô hạn kéo dài, gió lốc, mưa đá, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, tác động bất lợi đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tiếp tục có khó khăn, đã ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện dự toán ngân sách nhà nước...
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 được quan tâm chỉ đạo và đã đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số mặt còn tồn tại, hạn chế chưa được khắc phục triệt để, dẫn đến một số nội dung chưa đảm bảo chương trình, kế hoạch, không đạt mục tiêu đề ra.
Để triển khai thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ; các Bộ, ngành Trung ương và chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khắc phục hạn chế trong năm 2020. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; cơ quan, đơn vị, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, tiếp tục xây dựng và thực hiện nghiêm túc Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Quyết định số 2544/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 563/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2017 của UBND tỉnh về ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tỉnh Sơn La, giai đoạn 2017 - 2020; gắn với thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII.
2. Quán triệt nghiêm túc yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu. Xây dựng kế hoạch thực hiện phải sát với thực tiễn, thường xuyên theo dõi, thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
3. Trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các cấp, các ngành, đơn vị phải cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí của cấp mình, ngành mình; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp, biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm đặt ra. Đồng thời quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức chúc Tết, tặng quà, triệt để tiết kiệm đặc biệt sử dụng phương tiện công trong thi hành công vụ phải đảm bảo khoảng cách, cự ly theo quy định.
1. Tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn thực hiện
- Các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chủ động phối hợp với các đoàn thể tại địa phương tiếp tục tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt nội dung Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh.
- Các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền phổ biến, quán triệt: Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hàng năm xây dựng chương trình, chuyên mục về nêu gương người tốt, việc tốt trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kịp thời phê phán cơ quan, đơn vị có hành vi vi phạm, gây lãng phí.
2. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý ngân sách Nhà nước
- Quán triệt sâu rộng các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2021. Quản lý chặt chẽ, thực hiện các giải pháp thu ngân sách nhà nước, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách. Không đề xuất, ban hành các chính sách mới làm giảm thu ngân sách nhà nước, phấn đấu tăng thu nội địa và thu từ các nguồn thu mới ở mức cao nhất.
- Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, phát triển nền kinh tế số. Đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực có mức độ sẵn sàng cao, có tiềm năng và lợi thế làm động lực cho tăng trưởng. Thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp với trọng tâm phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, phát triển nông nghiệp xanh thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ dựa trên những lĩnh vực có lợi thế của địa phương nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền về Luật Quản lý thuế, các Luật Thuế mới và chủ trương của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh về lãnh đạo công tác thu ngân sách năm 2021; tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước; rà soát, đánh giá các yếu tố tác động đến nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước do dịch bệnh Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu ngân sách trên địa bàn; chỉ đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố trong công tác điều hành thu ngân sách trên địa bàn, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tổ chức, thành phần kinh tế trong sản xuất, kinh doanh.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương, đảm bảo tính bền vững, an ninh, an toàn tài chính. Tập trung cao cho công tác quản lý thu, chống thất thu, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước, quản lý chặt chẽ chi ngân sách nhà nước ngay từ khâu lập dự toán đến tổ chức thực hiện, triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thực sự cấp thiết, các khoản kinh phí tổ chức hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước, mua sắm trang thiết bị đắt tiền.
Rà soát các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các công trình trọng điểm có sức lan tỏa lớn, có tính kết nối, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội liên vùng. Việc xây dựng, phân bổ và giao kế hoạch vốn phù hợp với khả năng thực hiện của từng nguồn vốn, từng dự án cùng từng bộ, địa phương. Quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư công.
- Triển khai thực hiện tốt các Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn các chương trình trọng điểm; triển khai đồng bộ các giải pháp trong giải ngân vốn đầu tư công (cả vốn A Trái phiếu Chính phủ và vốn nước ngoài), các nguồn vốn chương trình mục tiêu gắn với kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng; không để phát sinh mới nợ đọng xây dựng cơ bản.
- Tập trung xây dựng định mức chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2022 - 2025 theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và phù hợp thực tiễn địa phương; Triển khai các nội dung của Luật Đầu tư công theo phân cấp của Chính phủ.
- Tăng cường công tác quản lý giá, thị trường, nhằm kiểm soát lạm phát, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ, đảm bảo tốc độ tăng CPI tỉnh phù hợp với tốc độ tăng của các tỉnh trong khu vực và thấp hơn tốc độ tăng chung của cả nước.
- Tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đề ra về cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển Chính phủ điện tử theo các Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ. Tiếp tục rà soát, bãi bỏ, đơn giản hoá các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp; nâng xếp hạng chỉ số nộp thuế và bảo hiểm xã hội. Mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa phương thức quản lý; áp dụng hóa đơn điện tử; đẩy mạnh phối hợp thu qua hệ thống ngân hàng; tăng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
- Tiếp tục chỉ đạo triển khai cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ; thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công lập, quy hoạch mạng lưới, định mức kinh tế kỹ thuật, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp, chuyển phương thức hỗ trợ trực tiếp sang cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ; hoàn thiện các quy định quản lý và mức giá đối với các dịch vụ sự nghiệp công chuyển từ danh mục phí sang quản lý theo cơ chế giá theo quy định của Luật Phí, lệ phí năm 2015 và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Tăng cường quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, đảm bảo 100% việc phân bổ vốn đầu tư công tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công và thứ tự ưu tiên theo quy định của Luật Đầu tư công. Thực hiện tiết kiệm từ khâu quy hoạch, chủ trương đầu tư, rà soát, cắt giảm 100% các dự án không nằm trong quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
4. Trong quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, tài sản công
- Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công như: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ; Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính; Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài chính; Nghị quyết số 118/2019/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2019 của HĐND tỉnh Sơn La.
- Tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện việc sắp xếp, xử lý nhà đất để xây dựng phương án bán đấu giá đất, tài sản trên đất theo phương án được UBND tỉnh phê duyệt.
- Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, xử lý lại tài sản sau sáp nhập các cơ quan, đơn vị, các tổ, bản, tiểu khu kiện toàn sắp xếp theo Nghị quyết Trung ương 6, nhất là đối với việc sắp xếp các trường, lớp học, nhà văn hoá bản..., đảm bảo tiến độ theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp lại xe ô tô phục vụ công tác của các cơ quan, đơn vị đảm bảo theo đúng định mức của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh. Thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; Quyết định số 2652/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2019 của UBND tỉnh về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Nghiêm cấm việc sử dụng xe ô tô không đúng tiêu chuẩn, định mức; sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và phục vụ công tác đối với chức danh không đúng tiêu chuẩn mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giao, sử dụng xe ô tô công vào mục đích cá nhân...; triệt để tiết kiệm đặc biệt sử dụng phương tiện công trong thi hành công vụ phải đảm bảo khoảng cách, cự ly theo quy định.
5. Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động:
Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có cơ cấu hợp lý, số lượng phù hợp.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, trục lợi, cản trở, gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân theo Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại Doanh nghiệp nhà nước
Các doanh nghiệp nhà nước, phải đăng ký và thực hiện tiết giảm chi phí quản lý (từ 10% trở lên), trong đó, tiết giảm tối đa chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, chi chiết khấu thanh toán, chi phí năng lượng; Tiếp tục thực hiện quy trình thoái vốn các Công ty Nhà nước theo Kế hoạch đã duyệt.
7. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số nhiệm vụ khác
7.1. Trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên:
- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và biến đổi khí hậu, Luật Khoáng sản và các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đến các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tăng cường chỉ đạo việc quản lý, cấp phép thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước theo phân cấp, đảm bảo tính bền vững, hiệu quả trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Tiếp tục thực hiện tốt việc điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, hoàn thiện quy hoạch các nguồn tài nguyên trên địa bàn. Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Tập trung chỉ đạo hoàn thành việc kê khai, đăng ký biến động đất đai đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc diện sáp nhập, giải thể theo Nghị quyết Trung ương 6 (khoá XII) đảm bảo tiến độ, kế hoạch.
7.2. Tiếp tục thực hiện việc rà soát, đánh giá kết quả hoạt động các loại quỹ tài chính nhà nước theo Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ
Từng bước cơ cấu lại quỹ tài chính để đảm bảo không trùng nguồn thu, nhiệm vụ chi với ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Nâng cao hiệu quả hoạt động, tính độc lập và bền vững của các quỹ tài chính, đồng thời huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính trong xã hội thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo theo các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV quyết nghị.
7.3. Thực hiện tiết kiệm trong quản lý, sử dụng điện năng
Công ty Điện lực Sơn La triển khai tốt công tác chống lãng phí, thực hiện giảm tổn thất điện năng. Các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch tiết kiệm điện, trong đó, chú trọng giảm điện năng tiêu thụ cho các hoạt động công cộng, đến từng khâu của sản xuất, giao chỉ tiêu thực hành tiết kiệm điện với từng bộ phận. Phấn đấu giảm tối thiểu 20% chi phí sử dụng điện so với thực hiện năm 2020 cả sản lượng tiêu thụ và giá trị thanh toán.
1. Thanh tra tỉnh, cơ quan thanh tra các cấp thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tập trung vào các lĩnh vực: Cơ chế điều hành, tổ chức thực hiện các Đề án, Chương trình có nguồn vốn ngân sách nhà nước; Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên; Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, công trình phúc lợi công cộng; Quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại; trang thiết bị làm việc; trang thiết bị y tế, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh phục vụ hoạt động của các cơ sở y tế do ngân sách nhà nước cấp kinh phí.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, tài sản công tiết kiệm, hiệu quả; đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm các nội dung yêu cầu và theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn toàn tỉnh, trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh theo quy định.
3. Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Toà án nhân dân tỉnh và các ngành chức năng liên quan, rà soát, thống kê toàn bộ các vụ việc, vụ án tham nhũng còn tồn đọng, có kế hoạch giải quyết dứt điểm, không kéo dài.
4. Sở Nội vụ phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho tổ chức, công dân hoặc có hành vi tiêu cực nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Sở Tư pháp phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể, các sở, ngành chức năng tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản có liên quan đến từng địa phương, đơn vị và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
6. Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị này.
7. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các đoàn thể tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công tác dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan, đơn vị, góp phần vào việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
8. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố
- Phổ biến, triển khai có hiệu quả Chỉ thị này, đồng thời xác định một số nhiệm vụ cụ thể thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của mình để tập trung chỉ đạo thực hiện. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, gương mẫu trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.
- Xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021, cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí của cấp mình, ngành mình; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm cũng như những giải pháp, biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm đã đặt ra và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để tình trạng lãng phí xảy ra tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
- Thực hiện công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định tại Điều 5 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13. Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân, cơ quan, tổ chức; tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động thanh tra theo thẩm quyền, xử lý hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với người trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình có hành vi gây lãng phí.
9. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Các cơ quan, đơn vị định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 của ngành và các đơn vị trực thuộc với UBND tỉnh (qua Sở Tài chính tổng hợp), báo cáo nêu đầy đủ, đúng nội dung theo hướng dẫn tại Điều 8, Thông tư số 188/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ (Báo cáo 6 tháng trước ngày 15 tháng 5 năm 2021; Báo cáo năm trước ngày 10 tháng 11 năm 2021 để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh theo quy định).
Giao Sở Tài chính phối hợp với Thanh tra tỉnh theo dõi tình hình và kết quả triển khai Chỉ thị của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố, các Công ty Nhà nước; định kỳ 6 tháng, năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài chính theo quy định./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 1944/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của thành phố Hà Nội năm 2020
- 2 Quyết định 986/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh Vĩnh Long năm 2020
- 3 Quyết định 467/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 4 Quyết định 30/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 5 Quyết định 93/QĐ-UBND về Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 6 Quyết định 286/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh Hà Giang năm 2021
- 7 Quyết định 236/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 do tỉnh Bắc Giang ban hành