ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/CT-UBND | Thái Bình, ngày 09 tháng 9 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO SẢN XUẤT, PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH BẢO VỆ LÚA VỤ MÙA VÀ CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH GIEO TRỒNG CÂY MÀU VỤ ĐÔNG NĂM 2016
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đến nay diện tích lúa mùa đang ở giai đoạn làm đòng - trổ bông, đến ngày 10/9/2016 có khoảng 30.000 ha lúa trổ bông tập trung chủ yếu ở các huyện phía Bắc, diện tích lúa còn lại sẽ trổ bông tập trung từ sau ngày 10/9 đến cuối tháng 9 năm 2016; Mặt khác, tình hình sâu, bệnh hại trên lúa mùa diễn biến phức tạp: Bệnh bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân lúa hai chấm, rầy các loại... có nguy cơ gây hại nặng vào giai đoạn lúa trổ bông và chín; vì vậy, nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời thì sâu, bệnh có thể gây thiệt hại nặng trong thời gian tới.
Trước tình hình trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Giám đốc Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể chỉ đạo, thực hiện các nội dung sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Tập trung chỉ đạo công tác phòng, trừ sâu bệnh bảo vệ lúa mùa, không để bất cứ diện tích nào bị sâu, bệnh gây hại; trước mắt tập trung chỉ đạo các địa phương huy động nông dân ra đồng phun thuốc phòng, trừ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân lúa hai chấm, rầy các loại, bệnh bạc lá... đồng thời, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến các loại sâu, bệnh hại khác, tổ chức phòng, trừ theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phát động đợt trừ sâu cuốn lá nhỏ, đục thân lúa hai chấm từ ngày 10/9 đến ngày 15/9/2016 cho toàn bộ diện tích lúa trổ bông sau ngày 10/9/2016;
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền; chỉ đạo Đài Truyền thanh Truyền hình của huyện, thành phố, Đài Truyền thanh các xã, phường, thị trấn tăng thời lượng tuyên truyền các biện pháp phòng, trừ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân lúa hai chấm, bệnh bạc lá cùng các đối tượng sâu, bệnh hại khác giúp các hộ nông dân thấy rõ nguy cơ, mức độ gây hại để có biện pháp phòng, trừ đạt hiệu quả;
- Chỉ đạo các phòng, ban chức năng của huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn: Tăng cường kiểm tra, đôn đốc phòng, trừ sâu bệnh kịp thời; hướng dẫn nông dân không sử dụng đạm đơn bón nuôi đòng nuôi hạt, trong quá trình phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh không sử dụng các chất kích thích sinh trưởng và phân bón qua lá; quản lý chặt chẽ việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn, kiên quyết xử lý vi phạm, không để thuốc bảo vệ thực vật giả hoặc kém chất lượng lưu hành làm ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại cho nông dân;
- Rà soát diện tích lúa trổ bông trước ngày 10/9/2016, diện tích đất để gieo trồng cây màu vụ Đông ưa ấm và ưa lạnh, mở rộng gieo trồng các cây trồng có giá trị cao, có thị trường tiêu thụ và lợi thế của địa phương; chủ động xây dựng, điều chỉnh kế hoạch và các cơ chế, chính sách hỗ trợ sớm, kịp thời cho nông dân gieo trồng cây màu vụ Đông.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phát hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật; cử cán bộ kỹ thuật tăng cường cho các huyện, thành phố trực tiếp cùng các địa phương kiểm tra tình hình sâu, bệnh trên đồng ruộng; hướng dẫn nông dân thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật, thời gian và loại thuốc phòng trừ, đảm bảo việc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân lúa hai chấm, rầy các loại và các đối tượng sâu bệnh hại khác cho lúa vụ Mùa năm 2016 đạt hiệu quả cao; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình xây dựng chương trình tuyên truyền cho nông dân biết và thực hiện.
3. Các cấp, ban, ngành, đoàn thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ, huy động tối đa lực lượng cán bộ tăng cường xuống cơ sở để kiểm tra, đôn đốc, vận động nông dân thực hiện việc phòng trừ sâu, bệnh, bảo vệ an toàn lúa vụ Mùa năm 2016; phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, vận động, hướng dẫn kỹ thuật trừ sâu đục thân lúa hai chấm, bệnh bạc lá và phòng, trừ các loại sâu, bệnh khác để nông dân hiểu và làm đúng kỹ thuật.
4. Sở Công Thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương tăng cường kiểm tra thị trường thuốc bảo vệ thực vật, kiên quyết không để thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng, không rõ nguồn gốc... lưu hành trên thị trường, ngăn chặn việc nâng giá thuốc ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân và hiệu quả của công tác phòng trừ sâu, bệnh.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Thái Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình cụ thể, tăng thời lượng phát sóng để tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật trừ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân lúa hai chấm và các loại sâu, bệnh gây hại lúa mùa năm 2016; chỉ đạo Đài Truyền thanh Truyền hình huyện, thành phố, Đài Truyền thanh các xã, phường, thị trấn tăng thời lượng, tập trung tuyên truyền các biện pháp trừ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân lúa hai chấm, bệnh bạc lá và phòng, trừ các đối tượng sâu, bệnh hại khác, đảm bảo an toàn sản xuất nông nghiệp vụ Mùa năm 2016.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể: Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên thực hiện nghiêm túc việc phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất vụ Mùa năm 2016, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân lúa hai chấm và các đối tượng dịch hại khác gây hại cho lúa mùa 2016.
7. Các đồng chí Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành đã được phân công phụ trách huyện, thành phố dành thời gian thường xuyên đi kiểm tra, đôn đốc cơ sở thực hiện các biện pháp chỉ đạo của tỉnh và hướng dẫn của ngành chuyên môn.
8. Các địa phương tạm hoãn các cuộc họp, tham quan chưa cần thiết để tập trung chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh. Địa phương nào không chỉ đạo quyết liệt, để các loại sâu, bệnh gây hại, ảnh hưởng đến năng suất lúa mùa, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương đó chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh.
Nhận Chỉ thị này, yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị triển khai, thực hiện; thường xuyên gửi báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Quyết định 819/QĐ-UBND phê duyệt Phương án sản xuất vụ Mùa năm 2018 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 2 Quyết định 1430/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Phương án sản xuất vụ Đông - Xuân năm 2017-2018 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3 Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Xuân 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 4 Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt mức hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5 Quyết định 633/QĐ-UBND-HC năm 2014 quy định mức hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 6 Chỉ thị 08/CT-UBND tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất, phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân và đẩy mạnh gieo trồng cây màu vụ hè năm 2013 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 1 Quyết định 819/QĐ-UBND phê duyệt Phương án sản xuất vụ Mùa năm 2018 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 2 Quyết định 1430/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Phương án sản xuất vụ Đông - Xuân năm 2017-2018 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3 Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Xuân 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 4 Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt mức hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5 Quyết định 633/QĐ-UBND-HC năm 2014 quy định mức hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 6 Chỉ thị 08/CT-UBND tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất, phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân và đẩy mạnh gieo trồng cây màu vụ hè năm 2013 do tỉnh Thái Bình ban hành