HĐND TỈNH CẦN THƠ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/CT.UBT.93 | Cần Thơ, ngày 05 tháng 5 năm 1993 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐIỀU TRA SƯU TẦM, LẬP HỒ SƠ TỘI ÁC CHIẾN TRANH
Trong cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, tỉnh ta là trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là đầu não của vùng 4 chiến thuật Mỹ ngụy, địch đã tập trung nhiều lực lượng, phương tiện chiến tranh và thủ đoạn gây ra nhiều tội ác tày trời đối với đồng bào ta. Chúng đã phạm tội ác diệt chủng, diệt sinh, diệt môi trường sống đối với nhân dân ta. Tội ác đó trời không dung, đất không tha, phải được ghi vào lịch sử cuộc kháng chiến giải phóng của dân tộc ta.
Ngày nay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động khác vẫn chưa từ bỏ âm mưu tiếp tục chống phá ta, tìm những khó khăn, va vấp của ta để khóet sâu hòng làm cho ta suy yếu ngăn chặn và phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, biến nước ta đi vào quỹ đạo như các nước Đông Âu và Liên Xô trước đây.
Do vậy điều tra tội ác của kẻ địch là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, nhằm khơi sâu lòng căm thù sâu sắc của nhân dân ta đối với địch, thấy được truyền thống đấu tranh anh dũng bất khuất của dân tộc ta, nâng cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, giáo dục chính trị tư tưởng đối với nhân dân ta, đặc biệt đối với các thế hệ mai sau, ra sức thực hiện nghiêm chỉnh mọi đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ. Đồng thời cũng có ý nghĩa thiết thực trên trường quốc tế, để thấy được tội ác của địch, sự thiệt hại to lớn của đất nước ta, nhằm làm cho các nước trên thế giới, các tổ chức nhân đạo có hướng giúp đỡ nhân dân ta hàn gắn những vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.
Xuất phát từ tinh thần trên chính phủ cũng như Trung ương Cục đã ra Quyết định, Thông tư thành lập Ban điều tra tội ác của địch ở Việt Nam, tỉnh ta trước đây có thực hiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa triển khai đầy đủ ở các địa phương, chưa sưu tầm hết tư liệu, dữ kiện, lập thành hồ sơ lưu trữ và các chứng tích bảo tồn, chỉ mới làm được một phần phục vụ cho nhiệm vụ trước mắt chưa đáp ứng được yêu cầu lâu dài.
Thực hiện Quyết định 187/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 28-11-1987, Thông tư 06/LĐTBXH ngày 18-6-1990 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ tướng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Cần Thơ làm tốt một số công việc sau đây:
1- Tuyên truyền phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác cho toàn thể viên chức và nhân dân trong tỉnh về mục đích, ý nghĩa yêu cầu, nhiệm vụ của công tác điều tra tội ác chiến tranh của địch đối với nhân dân ta. Qua đó động viên mọi người tích cực tham gia, đống góp để xây dựng hoàn chỉnh có hệ thống về cuộc đấu tranh anh dũng của quân và dân tỉnh ta đồng thời thấy được tội ác man rợ và hậu quả nghiêm trọng kéo dài mà kẻ thù xâm lược đã gây ra cho nhân dân ta.
2- Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta đã kết thúc gần 20 năm sẽ gặp một số khó khăn nhất định, nếu để kéo dài càng gặp khó khăn hơn vì tư liệu, tài liệu, dấu tích tội ác... có thể bị mất, bị quên, những nhân chứng không còn nữa. Do vậy chúng ta cần tập trung giải quyết dứt điểm trước năm 1994.
3- Giao cho Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và xã hội nghiên cứu đề xuất và trình Thường trực UBND tỉnh quyết định thành lập Ban điều tra tội ác chiến tranh xâm lược của tỉnh.
Ban điều tra tội ác chiến tranh xâm lược của tỉnh có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh trong việc:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch hướng dẫn về nhiệm vụ và tổ chức điều tra tội ác chiến tranh xâm lược của địch trong tỉnh.
b) Tư liệu, tài liệu sau khi điều tra, thu thập cần được chỉnh lý biên soạn dưới dạng tập, Sử ký tội ác chiến tranh của từng kẻ thù đối với địa phương và tập tư liệu tổng hợp.
c) Có biện pháp để bảo tồn các chứng tích tội ác, khẩn trương lập hồ sơ toàn bộ di tích tội ác của địch, khảo sát làm thủ tục xin xếp hàng tùy quy mô tính chất mà phân cấp (tỉnh, huyện, xã) lập luận chứng xây dựng và bảo tồn.
d) Coi trọng công tác quản lý, bảo quản lưu trữ phục vụ tốt cho việc khai thác nghiên cứu bảo đảm cho hồ sơ được lưu trữ lâu dài có tác dụng giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng lịch sử truyền thống ở địa phương. Chú trọng công tác giáo dục thế hệ trong các nhà trường và xã hội.
4- Công tác điều tra tội ác chiến tranh xâm lượt là nhiệm vụ chung của tấ cả các ngành các cấp thuộc hệ thống cơ quan Nhà nước và toàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, cần phải tổ chức và huy động tất cả các ngành, các cấp trong tỉnh tham gia làm tốt công việc này.
Trong điều kiện ngân sách có khó khăn, nhưng đây là một công tác hết sức cần thiết và khẩn trương. Vì vậy ngành Tài chánh và ủy ban Kế hoạch dành cho một khoản kinh phí cho việc này.
Trên đây là những nội dung cơ bản trong việc triển khai công tác điều tra tội ác chiến tranh xâm lược, quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc khó khăn cần báo cáo kịp thời về Thường trực ủy ban Nhân dân tỉnh để chỉ đạo tiếp.
| TM. UBND TỈNH CẦN THƠ |
- 1 Quyết định 75/2003/QĐ-UB ban hành danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực và hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành từ năm 1976 đến 31/12/2002 do tỉnh Cần Thơ ban hành
- 2 Quyết định 75/2003/QĐ-UB ban hành danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực và hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành từ năm 1976 đến 31/12/2002 do tỉnh Cần Thơ ban hành