ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2004/CT-UB | Đồng Hới, ngày 30 tháng 6 năm 2004 |
CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
VỀ VIỆC TỔ CHỨC PHONG TRÀO “QUẦN CHÚNG THAM GIA TỰ QUẢN ĐƯỜNG BIÊN, CỘT MỐC VÀ AN NINH TRẬT TỰ THÔN, BẢN KHU VỰC BIÊN GIỚI ”
Quảng Bình có đường biên giới đất liền dài 201 km ( giáp bạn Lào); với 115 thôn, bản của 09 xã biên giới, 126 km bờ biển của 18 xã, phường ven biển. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng và đối ngoại.
Những năm qua trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới đã có những tập thể và cá nhân điển hình trong phong trào quần chúng tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, khẳng định sự đúng đắn, tính hiệu quả và có ý nghĩa nhiều mặt đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Tuy nhiên, công tác xây dựng, bảo vệ biên giới trên địa bàn tỉnh ta chưa được quan tâm đúng mức, các phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc chưa phát triển sâu rộng, hiệu quả xây dựng, bảo vệ biên giới còn hạn chế; chưa phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và đoàn thể nhân dân trong tham gia bảo vệ biên giới theo quy chế thống nhất.
Tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về công tác dân tộc, tôn giáo, Luật Biên Giới quốc gia... để huy động sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân trong địa bàn các xã, phường biên giới, vùng biển tham gia trên cơ sở mọi người dân, mọi gia đình có ý thức, trách nhiệm và những việc làm tự giác vào các hoạt động bảo vệ đường biên cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự thôn ( bản) khu vực biên giới góp phần giữ vững bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trong tình hình mới. UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt những nội dung sau đây:
1. Tuyên truyền, vận động tổ chức các thôn, bản, các hộ gia đình cư trú, sản xuất gần đường biên giới, nêu cao ý thức dân tộc, độc lập chủ quyền, phát huy tinh thần làm chủ tham gia tự quản đường biên cột mốc; tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi mọi hoạt động xâm phạm lãnh thổ, vi phạm Quy chế về biên giới, xâm canh, xâm cư, khai thác tài nguyên, phá hoại môi trường... Chủ động ngăn ngừa, giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh, giữ vững an ninh trật tự và ổn định chính trị nông thôn, bản.
2. Giáo dục cho nhân dân khu vực biên giới về âm mưu, thủ đoạn hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và bọn tội phạm, làm cho quần chúng nhân dân nâng cao lòng tự hào dân tộc, ý thức sâu sắc về chủ quyền lãnh thổ và trách nhiệm công dân trong nhiệm vụ bảo vệ đường biên mốc giới; coi việc bảo vệ quyền lợi quốc gia là bảo vệ quyền lợi thôn, bản và gia đình mình từ đó mà phát huy tinh thần làm chủ, tự giác động viên đông đảo quần chúng tham gia.
3. Tổ chức quy hoạch các cụm dân cư ở các xã biên giới, ven biển tạo điều kiện thuận lợi cho từng hộ gia đình, từng thôn, bản kết hợp chặt chẽ giữa quản lý khai thác đất đai, đồi rừng, vùng biển, lao động sản xuất và tổ chức đời sống của nhân dân. Có các giải pháp chăm lo đến lợi ích của quần chúng, gắn quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, có chính sách hỗ trợ, đãi ngộ đối với các thôn, bản, các hộ gia đình nhận đăng ký tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự thôn, bản khu vực biên giới.
4. Thực hiện phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự thôn, bản khu vực biên giới ” phải gắn với các phong trào của địa phương, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ” ở khu dân cư; phong trào “Đền ơn đáp nghĩa ”, “Xoá đói giảm nghèo ”... nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền ANBG, vùng biển.
5. Xây dựng biên giới đoàn kết hữu nghị với bạn Lào; giáo dục cho quần chúng nhân dân nắm vững Luật biên giới Quốc gia, các quy chế, hiệp định đã ký kết với bạn Lào. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định qua lại biên giới. Khi có vụ việc xảy ra trong quan hệ, nhân dân 2 bên biên giới phải chủ động gặp gỡ trao đổi thống nhất biện pháp giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau.
6. Bộ đội Biên phòng tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cấp uỷ, chính quyền các địa phương tổ chức khảo sát toàn diện tình hình đường biên cột mốc an ninh trật tự khu biên giới, xác định phạm vi tự quản từng thôn, bản, từng hộ đối với từng đoạn đường biên, cột mốc một cách hợp lý; xây dựng quy ước của thôn, bản trong giữ gìn an ninh trật tự. Đồng thời phối hợp với các ngành, các đoàn thể tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, về nội dung phong trào tự quản, động viên các cấp các ngành, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia.
Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ban chỉ đạo các chương trình phối hợp xây dựng và bảo vệ khu vực biên giới tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan, các huyện, thị có kế hoạch triển khai thực hiện phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự thôn, bản ở khu vực biên giới ” đạt hiệu quả thiết thực.
Văn phòng UBND tỉnh, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn việc triển khai thực hiện, tổ chức sơ, tổng kết và khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu vào dịp kỷ niệm Ngày Biên Phòng toàn dân hàng năm./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH QUẢNG BÌNH |
- 1 Quyết định 295/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2017
- 2 Quyết định 3882/QĐ-UBND năm 2017 bãi bỏ Chỉ thị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 3 Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014–2018
- 4 Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014–2018
- 1 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý, giám sát, thực hiện giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2 Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2020 về thực hiện công tác bảo đảm hậu cần và an toàn, an ninh trật tự tại các khu vực cách ly dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3 Kế hoạch 197/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 414/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 4 Luật Biên giới Quốc gia 2003
- 1 Quyết định 295/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2017
- 2 Quyết định 3882/QĐ-UBND năm 2017 bãi bỏ Chỉ thị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 3 Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014–2018
- 4 Kế hoạch 197/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 414/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 5 Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2020 về thực hiện công tác bảo đảm hậu cần và an toàn, an ninh trật tự tại các khu vực cách ly dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 6 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý, giám sát, thực hiện giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành