ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/CT-UB | Hải Phòng, ngày 03 tháng 12 năm 2004 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM
Tuy bệnh cúm gia cầm đã được công bố hết dịch trên phạm vi cả nước nhưng đến nay, bệnh cúm gia cầm vẫn còn xảy ra ở một vài địa phương trong nước, chủ yếu nơi có ổ dịch trước đây trong phạm vi hộ gia đình ở xã, phường. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo các nước trong khu vực bệnh cúm gia cầm có nguy cơ lây nhiễm sang người và loài động vật khác, nhất là chim và thuỷ cầm.
Với mục tiêu không để dịch tái phát, bảo đảm an toàn cho đàn gia cầm, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân thành phố, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khí hậu hiện nay, Uỷ ban nhân dân thành phố yêu cầu các ngành, các địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm, với các nội dung sau:
1. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 22/2004/CT-TTg ngày 15/6/2004, Công điện số 917/CP-NN ngày 01/7/2004, Công điện số 1766/CP-NN ngày 23/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 47/2004 ngày 05/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công điện số 11/CĐ-UB ngày 08/7/2004, Công điện số 14/CĐ-UB ngày 17/8/2004 của Uỷ ban nhân dân thành phố về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm.
2. Uỷ ban nhân dân các huyện, quận, thị xã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Văn hóa - Thông tin, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, phổ biến kiến thức về phòng chống bệnh cúm gia cầm cho nhân dân; chỉ đạo lực lượng thú y, y tế phối hợp với các ngành liên quan, các đoàn thể tiến hành ngay việc kiểm tra, giám sát đến tận thôn, xã tình hình bệnh cúm gia cầm và bệnh cúm do vi rút H5N1 ở người, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Nếu phát hiện có dịch bệnh phải khẩn trương và tập trung áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp bao vậy, khống chế và dập dịch, không để lây lan.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Thương mại chỉ đạo Chi cục Thú y, Trung tâm Y tế dự phòng, Chi cục Quản lý thị trường chủ trì phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân các địa phương tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý chặt chẽ về vệ sinh thú y đối với chăn nuôi, vận chuyển và giết mổ gia cầm, ngăn chặn lây lan bệnh cúm gia cầm sang động vật khác và sang người.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh và có biện pháp chỉ đạo kịp thời, thường xuyên báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố./.
| T/M.UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG |
- 1 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2020 về triển khai quyết liệt biện pháp phòng, chống dịch, bệnh cúm gia cầm và các loại mầm bệnh nguy hiểm khác ở gia súc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2 Quyết định 1262/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 3 Kế hoạch 1272/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4 Chỉ thị 47/2004/CT-BNN về tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Chỉ thị 22/2004/CT-TTg về tiếp tục phòng chống dịch cúm gia cầm và nhanh chóng khôi phục phát triển sản xuất chăn nuôi gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2020 về triển khai quyết liệt biện pháp phòng, chống dịch, bệnh cúm gia cầm và các loại mầm bệnh nguy hiểm khác ở gia súc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2 Quyết định 1262/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 3 Kế hoạch 1272/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum