ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19 /2007/CT-UBND | Tân An, ngày 30 tháng 8 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CỦNG CỐ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
Trong nhiều năm qua, Lãnh đạo các ngành, các cấp đã quan tâm chỉ đạo củng cố tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Kết quả hòa giải thành trung bình hàng năm đạt tỷ lệ từ 60% đến 80%, kịp thời giải quyết tốt các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và vận động nhân dân chấp hành pháp luật; phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998 và Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thực hiện một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Tuy nhiên, công tác hòa giải ở cơ sở còn nhiều mặt hạn chế như: một số nơi chính quyền địa phương chưa chú trọng và quan tâm đúng mức trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở; hòa giải viên kiến thức pháp luật, kinh nghiệm chuyên môn còn hạn chế, ít được tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, một số hòa giải viên thiếu sự năng động, nhiệt tình với công việc; chế độ thù lao cho hòa giải viên chưa kịp thời; hiệu quả và chất lượng hòa giải đạt không cao; có vụ việc phát hiện, tổ chức hòa giải chậm; hòa giải viên ở các Tổ hoà giải thay đổi nhiều không kịp thời củng cố kiện toàn...
Để khắc phục những hạn chế tồn tại trên, nhằm củng cố tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh chỉ đạo Thủ trưởng các Sở ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thực hiện một số mặt trọng tâm sau đây:
1. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo cho UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện một số nhiệm vụ như sau:
a. Đẩy mạnh hơn nữa công tác hòa giải ở cơ sở, xác định công tác hòa giải ở cở sở là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư, góp phần giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội ở địa phương, lấy tiêu chuẩn hòa giải thành làm một trong những tiêu chí đánh giá phân loại ấp, khu phố, khu dân cư tiên tiến, chính quyền xã, phường, thị trấn vững mạnh; bảo đảm 100% các vụ việc mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp, vi phạm pháp luật nhỏ đều phải được phát hiện kịp thời, tổ chức hòa giải ngay tại cơ sở, trong đó hòa giải thành hàng năm đạt từ 80% trở lên;
b. Củng cố kiện toàn các Tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên cơ sở, tổ chức thành lập Tổ hòa giải ở ấp, khu phố, khu dân cư mới chia tách xã, phường, thị trấn, hoặc các ấp, khu phố, khu dân cư chưa có Tổ hòa giải theo Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998 và Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và cung cấp sách pháp luật cho các Tổ hòa giải ở địa phương theo hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên;
c. Tiến hành rà soát các Quy ước của các ấp, khu phố đã được phê duyệt; bảo đảm 100% số ấp, khu phố có Quy ước được xây dựng đúng trình tự, thủ tục, nội dung phù hợp với pháp luật và quy định của nhà nước để làm cơ sở cho công tác hòa giải;
d. Đảm bảo kinh phí chi cho công tác hòa giải theo Quyết định số 3870/2005/QĐ-UBND ngày 12/10/2005 của UBND tỉnh và văn bản số 273/HDLS-TP-TC ngày 20/3/2006 của Sở Tư pháp và Sở Tài chính về chế độ chi hỗ trợ cho tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở;
- UBND các huyện, thị xã phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và theo dõi thực hiện các nhiệm vụ nêu trên. Chỉ đạo Phòng Tư pháp tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng hòa giải viên; sơ kết, tổng kết công tác hòa giải ở cơ sở; hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách huyện, thị xã cho công tác hòa giải ở cơ sở theo Quyết định số 3870/2005/QĐ-UBND ngày 12/10/2005 của UBND tỉnh và văn bản số 273/HDLS-TP-TC ngày 20/3/2006 của Sở Tư pháp và Sở Tài chính.
Tổ chức phát động phong trào thi đua, trong công tác hòa giải cơ sở ở địa phương; kịp thời khen thưởng những Tổ hòa giải và hòa giải viên có thành tích xuất sắc. Tổ chức các hoạt động như: hội thi, họp mặt giao lưu kinh nghiệm giữa các tổ hoà giải; nhân điển hình tiên tiến về tổ chức và hoạt động hoà giải cơ sở.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Phối hợp với UBND các huyện, thị xã chỉ đạo hướng dẫn Phòng Tư pháp tổ chức, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho các hòa giải viên; tổ chức các hoạt động bổ trợ, nhân rộng những điển hình tiên tiến trong công tác hoà giải cơ sở;
b) Cung cấp sách, tài liệu nghiệp vụ và sách pháp luật liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở cho các Tổ hòa giải;
c) Phối hợp với Sở Văn hóa-Thông tin và các cơ quan có liên quan thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện Quy ước ở cơ sở nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các Tổ hòa giải hoạt động hòa giải thành đạt kết quả;
d) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh có kế hoạch hướng dẫn củng cố, kiện toàn tổ chức hòa giải ở cơ sở, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
3. Sở Tài chính phối hợp với Sở Tư pháp kịp thời tháo gỡ vướng mắc và hướng dẫn, quy định cụ thể việc lập dự toán, định mức kinh phí chi cho tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và thủ tục thanh quyết toán theo quy định của pháp luật.
4. Các cơ quan thông tin đại chúng như: Sở Văn hóa -Thông tin, Báo Long An, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh… có kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, nêu gương người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến trong công tác hòa giải ở cơ sở gắn với cuộc vận động đời sống văn hóa ở cơ sở.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận; các Đoàn thể, Tổ chức-Xã hội từ tỉnh đến cơ sở động viên các thành viên của tổ chức mình và nhân dân tích cực tham gia xây dựng, củng cố tổ hòa giải; lựa chọn giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn để bầu vào Tổ hòa giải; giúp đỡ, tạo điều kiện cho hoạt động hòa giải ở cơ sở đạt kết quả tốt.
6. Hàng năm Sở Tư pháp và UBND các huyện, thị xã tiến hành sơ kết, tổng kết xét thi đua khen thưởng công tác hòa giải trên địa bàn, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng kịp thời đối với tập thể và cá nhân có thành tích tốt trong công tác này.
7. Giao cho Sở Tư pháp thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Thủ trưởng các Sở ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện cụ thể và báo cáo kết quả cho UBND tỉnh (đồng gửi cho Sở Tư pháp)./.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Chỉ thị 06/2009/CT-UBND về tăng cường hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 2 Chỉ thị 07/2008/CT-UBND về nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3 Quyết định 3870/2005/QĐ-UB về chế độ chi hỗ trợ cho tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trong tỉnh Long An
- 4 Chỉ thị 25/2004/CT-UB về tiếp tục kiện toàn, củng cố về tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 5 Quyết định 696/2001/QĐ-UB ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở do tỉnh Bến Tre ban hành
- 6 Nghị định 160/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở
- 7 Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998
- 1 Chỉ thị 25/2004/CT-UB về tiếp tục kiện toàn, củng cố về tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2 Chỉ thị 06/2009/CT-UBND về tăng cường hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 3 Chỉ thị 07/2008/CT-UBND về nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4 Quyết định 36/2011/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An không còn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành
- 5 Quyết định 696/2001/QĐ-UB ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở do tỉnh Bến Tre ban hành