UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/CT-UB | Bến Tre, ngày 11 tháng 11 năm 1997 |
CHỈ THỊ
“V/V THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ THU HÚT NGUỒN VỐN CỦA DỰ ÁN “TÀI CHÍNH NÔNG THÔN”PHỤC VỤ CHO CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE”
Trên cơ sở Hiệp định Tín dụng phát triển cho Dự án “Tài chính nông thôn” đã được Ngân hàng thế giới (WB) công bố có hiệu lực ngày 17/01/1997. Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng khoản tín dụng nói trên để thực hiện bán buôn đối với các định chế tài chính (bao gồm các Ngân hàng thương mai quốc doanh, các Ngân hàng thương mại cổ phần và các định chế tài chính khác) để các định chế tài chính thực hiện cho vay trực tiếp theo các mục tiêu của Dự án “Tài chính nông thôn” là cho vay vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn với các đối tượng vay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ sản xuất, cá thể và nông dân nghèo hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn. Đặc điểm của nguồn vốn này là ổn định với thời gian vay có thể tới 10 năm và chủ yếu được dành cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là những hướng đầu tư đang được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm.
Từ tính chất, đặc điểm của nguồn vốn và mục tiêu của Dự án “Tài chính nông thôn” cho thấy việc tranh thủ thêm nguồn vốn này để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương là cần thiết và phù hợp. Một mặt vừa bổ sung vốn tín dụng tại chỗ, nhất là vốn tín dụng trung và dài hạn cho địa phương; mặt khác tăng cường khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, dân nghèo nông thôn với các nguồn tín dụng quốc tế chính thức, tăng cường kỷ năng lập dự án vay vốn, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế nông thôn.
Để các thành phần kinh tế tiếp cận, sử dụng được nguồn vốn trên và tạo điều kiện cho ngành Ngân hàng triển khai nhanh, có hiệu quả Dự án “Tài chính nông thôn”; để nguồn vốn này kịp thời chuyển tới các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân trên địa bàn tỉnh, phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành khẩn trương thực hiện tốt một số công việc sau:
1- Đối với các ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp:
Nhu cầu về vốn để phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế của địa phương là một nhu cầu có thực, đặt biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Song vừa qua các cấp, các ngành còn lúng túng trong việc xác định phương hướng đầu tư, lĩnh vực, ngành, nghề đầu tư cụ thể, tạo tiền đề cho các thành phần kinh tế xây dựng những phương án đầu tư khả thi; khả năng xây dựng các dự án khả thi còn yếu. Do đó để tiếp cận và vay được vốn Dự án “Tài chính nông thôn” phải có bước tổ chức thật chu đáo, cụ thể:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh và phối hợp, các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã hướng dẫn xây dựng thông qua cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố các dự án danh mục các lĩnh vực, ngành, nghề phù hợp với mục tiêu của dự án “Tài chính nông thôn” và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương (xác định cho rõ địa chỉ, ngành, nghề cần tập trung đầu tư và ưu tiên đầu tư trước) để các thành phần kinh tế có cơ sở chọn lựa và xây dựng phương án đầu tư khả thi. Có biện pháp, hình thức tổ chức phù hợp trong việc phổ biến kiến thức, kỹ thuật xây dựng phương án đầu tư đến các thành phần kinh tế, nhằm nâng cao năng lực xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi.
- UBND huyện, thị, các ngành có biện pháp thật cụ thể trong phạm vi chức năng của mình công bố và tiếp tục xây dựng các dự án tổng thể, đồng thời tác động, khuyến khích, tạo đều kiện thuận lợi giúp các thành phần kinh tế trong việc hình thành các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, các tiểu dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, có chú trọng đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
- Sở Khoa học công nghê và Môi trường có trách nhiệm thẩm định và hướng dẫn chọn lựa công nghệ ứng dụng phù hợp đối với các phương án sản xuất, kinh doanh của các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, các tiểu dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, có chú trọng đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
- Sở Khoa học công nghệ và Môi trường có trách nhiệm thẩm định và hướng dẫn chọn lựa công nghệ ứng dụng phù hợp đối với các phương án sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế, chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cân bằng sinh thái.
2- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cùng phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân và các thành phần kinh tế xây dựng các phương án sản xuất để tiếp cận vốn vay NH nói chung và vốn từ dự án này và chăm lo sản xuất có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ vay đúng hạn.
3- Đối với ngành Ngân hàng tại tỉnh:
- Đối vời Ngân hàng Nhà nước tỉnh:
Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị triển khai nội dung của Dự án “Tài chính nông thôn” đến các cấp, các ngành; phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh, bản tin của ngành để tuyên truyền rộng rãi về những nội dung, mục tiêu và lợi ích của Dự án “Tài chính nông thôn” để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, cá nhân trong tỉnh tích cực và chủ động tham gia dự án; cùng các Ngân hàng thương mại trên địa bàn đảm bảo thực hiện thông suốt trách nhiệm của ngân hàng; theo dõi tổng hợp tình hình về tiến độ, kết quả của việc triển khai thực hiện dự án, những khó khăn vướng mắc, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh theo định kỳ hàng tháng và đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, ách tắc đối với tỉnh và NHTW để kịp thời xử lý .
- Đối với các Ngân hàng thương mại:
Các Ngân hàng thương mại cần tích cực, chủ động cùng các thành phần kinh tế hoàn thành nhiều tiểu Dự án khả thi, phù hợp với các mục tiêu và thủ tục Dự án “Tài chính nông thôn”, để thu hút nguồn vốn này nhằm đa dạng hóa về nguồn vốn để mở rộng cho vay, tăng trưởng tín dụng hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh và đặc biệt là nhiệm vụ chính trị, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Do đó cần có biện pháp thật cụ thể trong giải thích, tiếp cận, hướng dẫn khách hàng về nội dung, mục đích yêu cầu và điều kiện để được vay vốn trong khuôn khổ Dự án “Tài chính nông thôn”, đặc biệt chú trọng trong khâu hướng dẫn xây dựng dự án, thẩm định dự án vay vốn, vừa đảm bảo tính chặt chẽ quy trình nghiệp vụ cho vay, vừa thu hút được nhiều dự án cho vay; báo cáo kịp thời về tiến độ, kết quả, những vướng mắc, đề xuất qua đầu mối Ngân hàng Nhà nước tỉnh.
Việc tạo lập các dự án đầu tư để tranh thủ các nguồn vốn nhằm phát triển nhanh kinh tế tỉnh nhà là yêu cầu trước mắt và lâu dài. Do đó đề nghị các ngành, các cấp thường xuyên quan tâm đề xuất và thực hiện một cách chủ động, sát thực tế yêu cầu sản xuất.
Trên đây là một số công việc cần tập trung thực hiện để thu hút nguồn vốn của dự án “Tài chính nông thôn” phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tổ chức thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Quyết định 903/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 2 Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2013 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012
- 3 Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2013 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012
- 1 Quyết định 903/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 2 Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2013 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012