ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2004/CT-UB | Vũng Tàu, ngày 19 tháng 3 năm 2004 |
CHỈ THỊ CỦA UBND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
V/V TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và xác định là một trong những công tác trọng tâm, thường xuyên của các cơ quan Nhà nước.
Để cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo kịp thời công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, ban hành các văn bản như: Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002, Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007. Các Bộ, ngành Trung ương cũng quan tâm chỉ đạo triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình.
Trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu rất quan tâm và coi trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xác định đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật và đã có những chỉ đạo cụ thể. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa được chặt chẽ, thống nhất và thường xuyên, liên tục. Do vậy kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tới cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, nhu cầu thông tin về pháp luật của nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người trong thời gian qua chưa được đáp ứng đầy đủ.
Để tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, đồng thời nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 12/01/2004 của Tỉnh ủy Bà Rịa- Vũng Tàu về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1/ Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, các lực lượng vũ trang đóng tên địa bàn tỉnh, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhịêm kịp thời chỉ đạo xây dựng triển khai thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình theo Quyết định số 1317/2003/QĐ-UB ngày 14/02/2004 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 trên địa bàn tỉnh; thường xuyên kiểm tra thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình, đồng thời phải xác định rõ việc tìm hiểu và nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật vừa là quyền vừa là trách nhiệm của các cán bộ và nhân dân trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình quản lý.
2/ Sở Tư pháp có trách nhiệm làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh phối hợp với các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị để hướng dẫn xây dựng kế hoạch, chương trình, cách thức, biện pháp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào nề nếp, đồng thời kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, các địa phương, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện công tác này.
Sở Tư pháp cần chú trọng việc biên soạn cũng như tuyên truyền, phổ biến đề cương giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các Bộ, ngành ở Trung ương, các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh phù hợp với từng đối tượng và phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp.
3/ Trong thời gian tới, Sở Tư pháp- Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa việc phổ biến, giáo dục pháp luật bằng các hình thức như: tuyên truyền miệng bằng việc mở các Hội nghị, lớp tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học, câu lạc bộ pháp luật, tăng cường củng cố tủ sách pháp luật, thông qua công tác hòa giải cơ sở, lồng ghép việc tuyên tuyền pháp luật thông qua các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống; biên soạn và in ấn, phát hành bản tin tư pháp, sách hỏi đáp pháp luật, tờ rơi, tờ gấp, các hoạt động tư vấn pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí và các hình thức khác để nâng cao hơn nữa trình độ hiểu biết pháp luật của các tầng lớp nhân dân.
Tổng hợp, đánh giá, rút kinh nhiệm để nhân rộng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả, thiết thực, tránh các hình thức phô trương không hiệu quả, thiết thực gây tốn kém, lãnh phí ngân sách của Nhà nước.
Tăng cường bám sát thực tế hơn nữa, chủ động phối hợp với các ban, ngành và chính quyền địa phương cơ sở tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước đối với các vấn đề mà thực tế địa phương đang đòi hỏi, nhất là các quy định của pháp luật về đất đai, khiếu nại, tố cáo, đền bù, giải tỏa ở các khu vực tiến hành thu hồi đất để triển khai các dự án phát triển kinh tế-xã hội.
4/ Sở Văn hóa - Thông tin, Đài Phát thanh - Truyền hỉnh tỉnh, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Sở Tư pháp chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng dành thời lượng thích đáng cho việc phổ biến, giáo dục pháp luật, có các chuyên trang, chuyên mục pháp luật phù hợp; tăng cường đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên viết về pháp luật và bồi dưỡng kiến thức pháp luật, cập nhật các thông tin pháp luật cho đội ngũ này. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật trên hệ thống truyền thanh ở cấp huyện, cấp xã phải được tăng cuờng thường xuyên, liên tục hơn nữa và phải coi đây là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu để nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người có điều kiện tiếp cận dễ dàng với các thông tin pháp luật.
5/ Sở Giáo dục- Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp đẩy mạnh hơn nữa công tác giảng dạy pháp luật trong các trường học; bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy pháp luật trong các trường học. Ngoài việc giảng dạy pháp luật trên lớp, việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trường học có thể tiến hành bằng các hình thức khác phù hợp với lứa tuổi học sinh, sinh viên như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong giới học sinh, sinh viên, các buổi nói chuyện chuyên đề.
6/ Sở Tài chính, Chi nhánh Kho bạc nhà nước tỉnh có trách nhiệm cấp phát kinh phí đầy đủ và kịp thời phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đồng thời hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.
7/ Định kỳ 6 tháng, cuối năm: Các Sở, ban, ngành và UBND các Huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị báo cáo về tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành, cơ quan, địa phương, đơn vị mình gửi về Sở Tư pháp để tổng họp báo cáo Bộ Tư pháp và UBND tỉnh.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ thị này.
| T/M UBND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
- 1 Quyết định 1413/QĐ-UBND năm 2019 bổ sung Điều 1 Quyết định 391/QĐ-UBND về Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 2 Quyết định 2383/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016
- 3 Quyết định 2383/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016
- 1 Kế hoạch 68/KH-UBND về thực hiện Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2020
- 2 Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2020 về sơ kết công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3 Quyết định 1016/QĐ-UBND về Kế hoạch khảo sát, đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020
- 4 Quyết định 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Chỉ thị 02/1998/CT-TTg về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 03/1998/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 1413/QĐ-UBND năm 2019 bổ sung Điều 1 Quyết định 391/QĐ-UBND về Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 2 Quyết định 2383/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016
- 3 Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2020 về sơ kết công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4 Kế hoạch 68/KH-UBND về thực hiện Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2020
- 5 Quyết định 1016/QĐ-UBND về Kế hoạch khảo sát, đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020