- 1 Quyết định 2355/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Quy định Tiêu chí Khu sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao và Tiêu chí Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Bình Định
- 2 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT quy định về quản lý thuốc thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- 6 Thông tư 18/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT quy định về quản lý thuốc thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định về thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 8 Quyết định 45/2019/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và nước sinh hoạt nông thôn thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/CT-UBND | Bình Định, ngày 10 tháng 12 năm 2021 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, QUẢN LÝ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN NĂM 2022
Năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và tiếp tục bùng phát mạnh trên phạm vi toàn quốc, nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh gặp khó khăn trong sản xuất ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản. Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành; sự tích cực tham gia sản xuất của người dân đã giúp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt nhiều kết quả. Người nuôi đã có ý thức tuân thủ lịch thời vụ, chuyển đổi hình thức nuôi phù hợp, từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện tốt các quy định về nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh vẫn còn một số tồn tại như: một bộ phận người nuôi chưa tự giác chấp hành lịch thời vụ, chưa thực hiện nghiêm túc quy hoạch nuôi trồng thủy sản; hộ nuôi chưa tuân thủ việc xử lý nước thải, chất thải trước khi thải ra môi trường, chưa tự giác trong việc thực hiện đăng ký để cấp Giấy xác nhận nuôi đối tượng thủy sản chủ lực; một số cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo…
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản nhằm phát triển NTTS của tỉnh theo hướng bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, các tổ chức và cá nhân làm nghề liên quan đến NTTS thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch NTTS năm 2022 của địa phương; hướng dẫn và giám sát người nuôi tôm thực hiện nghiêm túc Lịch thời vụ, kỹ thuật nuôi tôm và các quy định về biện pháp phòng, chống dịch bệnh tôm. Quản lý, kiểm tra việc triển khai các dự án NTTS trên địa bàn theo đúng quy hoạch.
- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế thực hiện kiểm tra điều kiện sản xuất theo quy định đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, theo Quyết định số 45/2019/QĐ-UBND ngày 23/8/2019 của UBND tỉnh Bình Định. Triển khai thực hiện các hướng dẫn biện pháp kỹ thuật về phòng chống dịch bệnh cho tôm nuôi do ngành Nông nghiệp và PTNT ban hành. Khuyến khích người dân nuôi trồng thủy sản an toàn sinh học theo hướng VietGAP. Xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, tập huấn phổ biến đến tổ chức, cá nhân sản xuất NTTS về các quy định cần tuân thủ đối với hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; nuôi thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ.
- Chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác quản lý, giám sát việc sử dụng đất đai, mặt nước nuôi theo quy hoạch; kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật những cá nhân, tổ chức tự phát lấn chiếm đất đai để nuôi trồng thủy sản. Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác nguồn nước ngọt, nước ngầm; củng cố và phát triển tốt các tổ chức quản lý cộng đồng; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất NTTS thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và Giấy xác nhận nuôi thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực theo quy định.
- Triển khai các dự án đầu tư hệ thống cấp nước ngọt, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi; đôn đốc và hoàn thiện các dự án đã được đầu tư và sớm đưa vào hoạt động, duy trì hiệu quả dự án sau đầu tư. Việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi và chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng thủy sản tại địa phương cần theo hướng hiệu quả và bền vững.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Ban hành Lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2022; Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nuôi các đối tượng thủy sản ngọt, lợ, mặn an toàn sinh học. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý chất lượng giống thủy sản, nuôi thương phẩm, thức ăn và sản phẩm xử lý môi trường NTTS, thuốc thú y thủy sản.
- Chỉ đạo Chi cục Thủy sản tiếp tục thực hiện việc cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; Cấp, cấp lại Giấy xác nhận nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực cho tổ chức, cá nhân; Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Triển khai thực hiện công tác thẩm định và chứng nhận điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Quyết định số 45/2019/QĐ- UBND ngày 23/8/2019 của UBND tỉnh Bình Định. Quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản và quản lý điều kiện nuôi thương phẩm theo đúng quy định của nhà nước; Kiểm tra, xử lý các vi phạm trong nuôi trồng thủy sản. Theo dõi, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, thẩm định kỹ thuật các dự án của cá nhân, tổ chức đầu tư vào khu sản xuất NTTS ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định số 2355/QĐ-UBND ngày 02/7/2015 của UBND tỉnh Bình Định và Quyết định số 419/QĐ-UBND ngày 12/02/2020 của UBND tỉnh Bình Định về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định 2355/QĐ-UBND ngày 02/7/2015 của UBND tỉnh Bình Định. Tham mưu về quản lý NTTS theo Quy hoạch .
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai các quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi theo Thông tư số 04/2016/TT- BNNPTNT ngày 07/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quản lý thuốc thú y theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Thông tư số 18/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tổ chức giám sát dịch bệnh, đặc biệt đẩy mạnh công tác giám sát chủ động nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng bệnh và hạn chế tối đa dịch bệnh xảy ra. Tăng cường công tác kiểm dịch giống thủy sản, kiểm soát vận chuyển giống, xét nghiệm phát hiện mầm bệnh trên toàn bộ lô giống xuất trại nhằm đảm bảo con giống chất lượng trước khi thả nuôi. Giám sát và báo cáo Cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình dịch bệnh tôm bố mẹ nhập khẩu sau thời gian cách ly kiểm dịch nhập khẩu. Thanh tra chuyên ngành công tác quản lý dịch bệnh và kinh doanh thuốc thú y thủy sản theo quy định.
- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông bám sát chủ trương và định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp lựa chọn, tuyên truyền và trình diễn các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phù hợp với điều kiện sinh thái, kinh tế-xã hội của từng địa phương, có khả năng nhân rộng trong thực tiễn. Đào tạo, bổ sung, cập nhật kiến thức cho cán bộ khuyến nông và người dân trực tiếp sản xuất NTTS. Tiếp tục rà soát, sửa đổi và xây dựng mới các bộ tài liệu chuẩn phục vụ đào tạo, tập huấn khuyến nông trong lĩnh vực NTTS. Triển khai mô hình trình diễn, mô hình nhân rộng các đối tượng thủy sản nước ngọt-lợ-mặn, nhân rộng Quy trình kỹ thuật nuôi tôm Thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei) thương phẩm TC-BTC ứng dụng công nghệ Semi-BioFloc theo hướng phát triển bền vững.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn người nuôi các giải pháp xử lý chất thải, khai thác và sử dụng nước ngầm phục vụ nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm về xử lý chất thải, khai thác nước ngầm trái phép.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố xử lý các trường hợp lấn chiếm đất đai trái phép để nuôi trồng thủy sản, các trường hợp sử dụng đất được giao để nuôi trồng thủy sản không đúng mục đích.
4. Các tổ chức, cá nhân làm nghề liên quan đến nuôi trồng thủy sản
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh phải thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý giống thủy sản; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; tôm bố mẹ nhập khẩu và thải bỏ tôm bố mẹ sau chu kỳ sản xuất theo quy định của nhà nước. Thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ.
- Các cơ sở kinh doanh thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y thủy sản phải chấp hành tốt các quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản; quản lý thuốc thú y. Không kinh doanh hóa chất, kháng sinh cấm theo quy định của nhà nước.
- Các tổ chức, cá nhân NTTS phải nghiêm túc chấp hành NTTS theo đúng quy hoạch; thực hiện đúng Lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2022 do Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành; không sử dụng hoá chất, kháng sinh cấm. Sử dụng thuốc, hóa chất đúng mục đích và phải tuân thủ nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh. Tuân thủ các điều kiện quy định về cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm. Không nuôi tôm hùm nước ngọt, tôm càng đỏ theo quy định của nhà nước.
- Đối với cơ sở nuôi thủy sản lồng bè (nuôi lồng trên hồ chứa, nuôi lồng trên biển), các đối tượng thủy sản chủ lực (tôm sú, tôm chân trắng) phải thực hiện đăng ký để cấp Giấy xác nhận theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ; Đối với các cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (không bao gồm cơ sở nhỏ lẻ) phải thực hiện lập và nộp hồ sơ để cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
5. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hiệp Hội thủy sản tỉnh tăng cường phối hợp với chính quyền các cấp thường xuyên tuyên truyền, giáo dục và vận động hội viên, đoàn viên thực hiện các quy định về nuôi trồng thủy sản bền vững.
6. Báo Bình Định, Đài Phát Thanh và Truyền hình Bình Định tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến lịch thời vụ nuôi tôm, kết quả quan trắc môi trường nước vùng nuôi, các chủ trương và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện Chỉ thị này. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Chỉ thị, thường xuyên nắm tình hình, báo cáo UBND tỉnh để theo dõi chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 01/2011/QĐ-UBND về Quy chế Quản lý khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 2 Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nuôi trồng thuỷ sản năm 2019 do tỉnh Bình Định ban hành
- 3 Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý phát triển nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
- 4 Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2021 về quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025