Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  
---------------

Số: 22/2006/CT-UBND

Hà Tĩnh, ngày 07 tháng 8 năm 2006

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC GIẢM VĂN BẢN, GIẤY TỜ HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Trong những năm gần đây các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh hoạt động cải cách hành chính và từng bước ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước, tuy vậy, hiện nay tình trạng lạm dụng văn bản, giấy tờ trong quan hệ giải quyết công việc của các cơ quan hành chính vẫn còn khá nhiều, việc in ấn, sao chụp và gửi văn bản tùy tiện gây nên tốn kém về kinh phí và mất nhiều thời gian.

Thực hiện Chỉ thị số 10/2006/CT-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm văn bản giấy tờ hành chính trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, úy ban nhân dân tỉnh Chỉ thi:

1. Giám đốc các sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chỉ đạo việc rà soát, sửa đổi, bổ sung và thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của cơ quan mình và các tổ chức, đơn vị trực thuộc, xây dựng, hoàn thiện quy trình tiếp nhận, xử lý và ban hành văn bản hợp lý và khoa học, cải tiến in ân, sao chụp, phát hành các văn bản, giấy tờ hành chính theo tinh thần tiết kiệm, tránh lãng phí và thực hiện tốt các nội dung sau:

a) Kiểm tra việc thực hiện Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ vê công tác văn thư trong đơn vị mình, đưa công tác văn thư đi vào quy củ, nề nếp.

b) Rà soát các thủ tục hành chính, quy định rõ ràng, cụ thể và công khai hóa những giấy tờ cần thiết trong việc giải quyết công việc của cá nhan, tổ chức; kiên quyết loại bỏ các loại giấy tờ bất hợp lý, khong cần thiết. Nghiêm cấm các cơ quan, công chức tự đạt ra những loại giấy tờ trái quy định.

c) Chuẩn hóa, ban hành đồng bộ và công bố công khai các loại biểu mẫu giấy tờ hành chính cần thiết để giải quyết cong việc cho người dẩn, cập nhật lên trang Thông tin điện tử (Website) của các đơn vị để nhân dân và các tổ chức có thể tự in các biểu mẫu này sử dụng, giao dịch với các cơ quan hành chính các cấp.

d) Đẩy mạnh việc ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ giao dịch, chỉ đạo, điều hành các cấp chính quyền vào các quy trình hành chính, tăng cường khai thác, trao đổi thông tin qua mạng máy tính. Đưa mạng nội bọ (mạng LAN), vào khai thác thực hiện việc gửi, trao đổi và xử lý văn bản, giấy tơ hẳnh chính trong cơ quan và với các cơ quan bên ngoài và các tổ chức khác thông qua mạng tin học của tỉnh, tiến tới chủ yếu thực hiện qua mạng tin học.

2. Giám đốc các sở, Ban, Ngành, Chủ tịch uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng phần mềm quản lý Văn bản và hồ sơ công việc, Trang điều hành tác nghiệp, Hệ thống thông tin Tổng hợp kinh tế xã hợi, Hệ thống thư điện tử Email do Ban Điều hành Đề án 112 Chính phủ chuyển giao, đảm bảo tính thống nhất, phục vụ cho việc tích hợp, trao đổi dữ liệu được thông suốt.

Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm hoàn thiẹn, phát huy sử dụng mạng tin học diện rộng của Chính phủ, mạng diện rộng của tỉnh trong công tác trao đổi thông tin, gửi nhận và xử lý văn bản giữa cac cơ quan hành chính nhà nước; kiểm tra các sở, ban, ngành, UBND cac huyện, thị xã gửi các thông tin qua mạng tin học của tỉnh, hạn chế dần việc gửi văn bản qua bưu điện hoặc bằng Fax như hiện nay.

3. Giám đốc các Sở, Ban, Ngành và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm:

a. Trước ngày 20 tháng 8 năm 2006: Quy định cụ thể và quản lý chặt chẽ việc sao chụp và gửi các loại văn bản, giấy tờ hành chính trong nội bộ cũng như sao gửi ra ngoài cơ quan, đơn vị mình. Quy định danh mục các cơ quan, tổ chức, cá nhân là “nơi nhận” của văn bản đối với từng loại văn bản. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ gửi đến cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm quyền tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra liên quan đến nội dung văn bản, không gửi đến cơ quan, to chức khác để biết hoặc để tham khảo.

b. Sử dụng mạng diện rộng để cập nhật đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bấn chỉ đạo của cấp trên phục vụ cho việc tra cứu của cán bộ, công chức trong thừa hành công vụ, hạn chếdần và đi đến chấm dứt tình trang sao chụp văn bản nhận được từ cơ quan cấp trên để gửi cho cơ quan, tổ chức trực thuộc.

4. Các văn bản, giấy tờ hành chính cần thiết (như quyết định cá biệt, chỉ thị cá biệt, công văn, chương trình, kế hoạch, đề án, tờ trình, báo cáo và các loại khác) chỉ gửi đến đúng địa chỉ cơ quan đơn vị và cá nhân có trách nhiệm, thầm quyền giai quyết và thực hiện công việc; không gửi vượt cấp hoặc gửi cho những cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân khác để biết hoặc để tham khảo, để thay cho báo cáo công việc đã làm.

5. Giám đốc các Sở, Ban, Ngành và Chủ tịch Uy ban nhân dân các huyện, thi xã phải quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh Văn phòng Sở, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã trong việc quản lý, phát hành và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm.

6. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm:

a. Tăng cường nãng lực văn phòng Hội đồnậ nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ và quyễn hạn về quản ly văn bản, giấy tờ hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

b. Chủ trì, phối hợp Giám đốc các sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có liên quan xây dựng và trinh Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về trịnh tự, thủ tục quản lý, sử dụng văn bản, giấy tờ hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước.

c. Đôn đốc và kiểm tra Giám đốc các Sở, Ban, ngành và Chủ tịch uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh thực hiện Chỉ thị này./.

 

 

TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN CHỦ TỊCH




Lê Văn Chất