Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 24/CT-UB-KT

TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 8 năm 1997

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA.

Thực hiện Nghị định số 327/HĐBT ngày 19/10/1991 quy định về việc thi hành pháp lệnh chất lượng hàng hóa, Nghị định số 86/CP ngày 8/12/1995 quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa, Thông tư số 560/TT-KCM ngày 21/3/1996 của Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định số 86/CP, Thông tư Liên bộ giữa Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường và các Bộ: Công nghiệp, Y tế, Thủy sản, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Thương mại; để tăng cường thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa, có sự phân công cụ thể, rõ ràng giữa các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị:

I. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM :

Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) là cơ quan chức năng đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo và thống nhất quản lý về chất lượng hàng hóa; đề xuất các chủ trương chính sách chung và các biện pháp thực hiện trong việc quản lý chất lượng hàng hóa thuộc phạm vi thành phố.

Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) có nhiệm vụ tổng hợp tình hình hoạt động, quản lý thống nhất về nghiệp vụ, và kiểm tra các Sở chuyên ngành thuộc thành phố trong việc quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa đã được phân công.

- Các Sở quản lý chuyên ngành thuộc thành phố có nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể hóa các chủ trương chính sách; xây dựng các văn bản hưởng dẫn, các quy định đảm bảo sự kiểm soát chất lượng hàng hóa và đề xuất các biện pháp thực hiện cụ thể trong phạm vi quản lý của ngành mình.

- Các Sở quản lý chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường trong việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa được phân công.

II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ VÀ ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ :

Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường:

1. Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) tổ chức đăng ký chất lượng hàng hóa cho các hàng hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm:

a) Các hàng hóa thuộc danh mục do Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường công bố.

b) Các loại trang thiết bị y tế sản xuất trong nước (sau khi có giấy chứng nhận thử nghiệm lâm sàng, hoặc giấy chứng nhận kết quả khảo nghiệm do các cơ quan thuộc Bộ Y tế cấp.

c) Các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia sục, các sản phẩm sinh học phục vụ trồng trọt và chăn nuôi theo danh mục do Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường công bố.

d) Các hàng hóa thủy sản đã qua chế biến công nghiệp và phương tiện nghề cá theo danh mục do Bộ Thủy sản quy định và do Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường công bố.

e) Các hàng hóa ngành giao thông công chánh theo danh mục do Bộ Giao thông vận tải đề xuất và Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường công bố.

2. Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) tổ chức kiểm tra chất lượng hàng hóa thuộc Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường trực tiếp quản lý theo danh mục do Bộ công bố và kiểm tra chất lượng hàng hóa phân bón, thức ăn gia súc theo hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường.

3. Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường chủ trì hoặc phối hợp với Sở Thương mại, Sở Y tế và các Sở chuyên ngành tổ chức thanh tra chất lượng hàng hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

4. Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường tiếp nhận báo cáo tình hình chất lượng hàng hóa và tình hình quản lý chất lượng hàng hóa từ các Sở chuyên ngành hàng quý và năm để tổng hợp chung, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.

Sở Y tế:

1. Sở Y tế:

a) Tổ chức đăng ký chất lượng hàng hóa thực phẩm theo danh mục hàng hóa do Bộ Y tế công bố.

b) Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Sở Y tế tổ chức kiểm tra về chất lượng thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc lá sản xuất trong nước và nhập khẩu theo phân công, phân cấp của Bộ Y tế và sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường.

3. Sở Y tế trực tiếp thanh tra và xử lý vi phạm về an toàn, vệ sinh thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc lá theo quy định của Pháp luật; phối hợp chặt chẽ với cơ quan Quản lý thị trường, Thanh tra Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các thanh tra Sở chuyên ngành khác trong hoạt động này.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý việc cấp phép và hành nghề các lĩnh vực liên quan đến ngành nông nghiệp như sản xuất, kinh doanh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, các loại phân bón, thức ăn gia súc, các sản phẩm sinh học phục vụ trồng trọt và chăn nuôi từ khâu chuẩn bị sản xuất đến sản xuất ra sản phẩm và lưu thông phân phối, sử dụng trên địa bàn thành phố theo phân cấp của Bộ chủ quản.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra theo các quy định quản lý Nhà nước đã phân cấp về hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản và thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc trừ sâu trên rau quả.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) tiến hành thanh tra, kiểm tra vệ sinh thú y từ khâu giống, chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ và lưu thông phân phối động vật, các sản phẩm thịt động vật giết mổ và thủy sản chưa qua chế biến.

Sở Công nghiệp:

Sở Công nghiệp quản lý Nhà nước về chất lượng các vật liệu nổ công nghiệp theo phân cấp của Bộ chủ quản.

Sở Giao thông công chánh:

Sở Giao thông công chánh quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình hạ tầng giao thông công chánh (bao gồm cầu, đường bộ, vỉa hè, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh, vườn thú, vệ sinh đô thị) trên toàn thành phố.

Sở Xây dựng:

- Sở Xây dựng quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng; theo điều lệ quản lý chất lượng của Bộ Xây dựng.

- Sở Xây dựng tham gia phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thành phố trong công tác quản lý Nhà nước về chất lượng vật liệu xây dựng.

Sở Văn hóa Thông tin:

Sở Văn hóa Thông tin quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa: các ấn phẩm, nhạc cụ và các sản phẩm văn hóa khác.

Sở Thương mại:

Sở Thương mại (Chi cục Quản lý thị trường) chủ trì tổ chức, phối hợp với Thanh tra Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) và Thanh tra của các Sở chuyên ngành để thực hiện việc quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa theo quy định hướng dẫn của Bộ Thương mại đối với các hàng hóa lưu thông trên địa bàn thành phố, kể cả các hàng hóa đặc thù do các ngành quản lý chất lượng theo sự phân công.

- Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu:

1. Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện theo Quyết định số 2578/QĐ-TĐC ngày 28/10/1996 của Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường.

2. Hải quan thành phố (Hải quan tại các cửa khẩu) chỉ làm thủ tục thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc danh mục bắt buộc phải kiểm tra chất lượng khi hàng hóa được cơ quan kiểm tra chất lượng có thẩm quyền cấp giấy xác nhận chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quy định.

III. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giao cho Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường thành phố (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các hoạt động quản lý chất lượng tại thành phố Hồ Chí Minh được phân công ở chỉ thị này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thành Long