ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/CT-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 7 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THEO NGHỊ ĐỊNH 24/2012/NĐ-CP NGÀY 03/4/2012 CỦA CHÍNH PHỦ
Thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP (Nghị định số 24) ngày 03/4/2012 của Chính phủ và Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 (Thông tư 16) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã; các đơn vị và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế:
Tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị định 24 và Thông tư số 16 về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng; trong đó tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
a) Hướng dẫn các doanh nghiệp về thủ tục khi có nhu cầu đề nghị cấp:
- Giấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
- Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu.
- Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng).
b) Cấp, thu hồi:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
- Giấy phép tạm nhập khẩu vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.
- Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
c) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc chia sẻ thông tin, phối hợp thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn.
d) Thực hiện nhiệm vụ khác có liên quan đến quản lý kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tổ chức hướng dẫn, thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh vàng trên địa bàn; phối hợp Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh kiểm soát chặt chẽ việc cấp đăng ký kinh doanh và quản lý Nhà nước sau khi đăng ký kinh doanh đối với lĩnh vực kinh doanh vàng; đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý kinh doanh vàng.
3. Sở Công thương: Trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ và việc doanh nghiệp kinh doanh vàng chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểm định phương tiện đo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
5. Công an tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc đấu tranh, điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và quy định pháp luật khác có liên quan.
7. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn:
Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày 10/7/2012, các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh mua, bán vàng miếng trên địa bàn được tiếp tục kinh doanh mua, bán vàng miếng phải hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh lại với Sở Kế hoạch và Đầu tư; thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/05/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan. Đến hết ngày 10/01/2013, các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh mua, bán vàng miếng trên địa bàn không có Giấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp sẽ không được phép thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày 25/5/2012, các tổ chức, cá nhân đang sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn được tiếp tục sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và phải hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh lại với Sở Kế hoạch và Đầu tư; thủ tục đề nghị cấp Giấy phép sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan. Đến hết ngày 24/5/2013, các tổ chức, cá nhân đang sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn không có Giấy phép sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế cấp sẽ không được phép thực hiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý kinh doanh vàng. Mọi trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng và các quy định pháp luật khác có liên quan./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2013 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 2 Quyết định 07/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Bình Định theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ
- 4 Chỉ thị 31/2012/CT-UBND về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP
- 5 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2012 về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 6 Chỉ thị 13/2012/CT-UBND về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 7 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP
- 8 Thông tư 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 9 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
- 10 Nghị định 95/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 202/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
- 11 Công văn 57/UBND-KT về tăng cường quản lý và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 12 Chỉ thị 02/CT-UB năm 1994 về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1 Chỉ thị 02/CT-UB năm 1994 về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Công văn 57/UBND-KT về tăng cường quản lý và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP
- 4 Chỉ thị 13/2012/CT-UBND về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 5 Chỉ thị 31/2012/CT-UBND về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP
- 6 Quyết định 07/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 7 Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2013 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 8 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Bình Định theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ
- 9 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2012 về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Nam Định