ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/CT-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 1987 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẤP BÁCH VỀ TIỀN MẶT
Từ đầu năm 1987 đến nay, Ngân hàng thường xuyên thiếu tiền mặt cho các nhu cầu sản xuất, kinh doanh, thu mua, chi lương… Việc rút tiền mặt ngày càng khó khăn đã dẫn đến tình trạng các công ty, các đơn vị không nộp tiền vào ngân hàng mà giữ lại để kịp thời thanh toán. Việc thanh toán bằng tiền mặt trở thành phổ biến, với những món tiền lớn hàng chục, hàng trăm triệu đồng giữa các đơn vị quốc doanh. Thanh toán bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản đã thành một điều kiện để định giá bán, giá mua và cũng từ điều kiện này đẻ ra nhiều dạng tiêu cực trong lưu thông hàng hóa, trong rút tiền mặt ở ngân hàng.
Thành phố và cả nước đang đứng trước tình hình nếu dùng tiền mặt để thanh toán thì phải cần một khối lượng lớn tiền mặt mới cân đối đủ giữa tiền và hàng trong lưu thông. Trong nhiều tháng qua, mặc dầu ngân hàng đã liên tục đưa ra một khối lượng rất lớn tiền mặt nhưng tiền mặt ngày càng thiếu trầm trọng hơn, trong lúc đó bên ngoài tiền mặt trôi nổi không thể kiểm soát được.
Để góp phần khắc phục tình trạng này nhằm thực hiện chủ trương “4 giảm” theo Nghị quyết của Trung ương và Thành ủy. Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị :
1) Chấm dứt các hình thức thanh toán trong mua bán chỉ dùng bằng tiền mặt khối lượng lớn, lập lại phương thức thanh toán qua ngân hàng bằng chuyển khoản.
Kể từ nay, mọi khoản thanh toán giữa những đơn vị kinh tế quốc doanh có tài khoản tại thành phố Hồ Chí Minh phải thực hiện bằng các hình thức chuyển khoản qua ngân hàng.
Trong tháng 7-87, Ngân hàng thành phố có trách nhiệm tiến hành định mức lại tồn quỹ tiền mặt hợp lý cho các đơn vị bảo đảm chi trả kịp thời những khoản cần thiết. Đơn vị nào mua hàng cả các tỉnh trả bằng tiền mặt phải có sự thỏa thuận với ngân hàng để ngân hàng đưa vào kế hoạch thanh toán bù trừ với các tỉnh (sẽ nói ở phần sau).
Tiền gởi của tiểu thủ công nghiệp về nguyên tắc ngân hàng phải chi theo yêu cầu của chủ tài khoản, chi bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản cho người thụ hưởng.
2) Ngân hàng Nhà nước thành phố phải đảm bảo đủ tiền mặt để giữ vững chế độ thanh toán qua ngân hàng.
a) Ngân hàng thành phố chủ trì phối hợp với sở ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổng hợp ngay kế hoạch mua hàng quý 3-87 của thành phố đối với từng tỉnh, tính đầy đủ lượng hàng mua và bán với từng tỉnh trong quý 3. Ngân hàng thành phố chủ động làm việc với ngân hàng trung ương và ngân hàng từng tỉnh để thực hiện thanh toán bù trừ. Phần chênh lệch đề nghị ngân hàng trung ương có biện pháp tích cực điều hòa, hoặc ngân hàng thành phố và ngân hàng từng tỉnh điều động cho nhau.
Đơn vị nào bán hàng cho tỉnh mà không đăng ký với ngăn hàng thì tùy khả năng tiền mặt mà ngân hàng giải quyết, không được đưa và diện ưu tiên.
b) Ngân hàng thành phố nhanh chóng phát hành loại séc bảo chi (séc có bảo chứng tiền mặt) để đưa vào lưu thông một khối lượng dấu hiệu của tiền tệ bổ sung cho tiền mặt.
c) Đề nghị với ngân hàng trung ương bỏ sung ngay vào đầu tháng 7 cho thành phố một lượng tiền mặt, công với tiền mặt hu từ các đơn vị kinh tế trên địa bàn thành phố làm cơ sở tái lập trật tự trong thanh toán; đồng thời đề nghị ngân hàng trung ương nhanh chóng chủ trì tổ chức thanh toán giữa ngân hàng các tỉnh với ngân hàng thành phố, thực hiện thanh toán vốn và điều hòa tiền mặt theo thực tế tiền vố vận động qua thanh toán.
d) Chuyển tài khoản ngân hàng của các đơn vị cấp trung ương, cấp thành phố và các tỉnh đóng trên địa bàn thành phố về trụ sở ngân hàng thành phố để giao dịch, quản lý và tổ chức thanh toán chuyển khoản triệt để trong nội bộ khu vực này, đồng thời đáp ứng tiền mặt kịp thời theo nhu cầu của các đơn vị.
e) Ngân hàng chỉ cho vay theo giá quy định và phải thanh toán chuyển khoản giữa các tổ chức kinh tế; không cho vay và chi tiền mặt cho các đơn vị quốc doanh mua của tư nhân các mặt hàng vật tư, nguyên liệu, hàng hóa cấp tư nhân mua bán. Đối với những mặt hàng xuất khẩu, không cho vay và thanh toán cao hơn tỷ giá chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
g) Ngân hàng thành phố tính toán các biện pháp bảo đảm cung ứng tiền mặt kịp thời, biện pháp thu hồi lượng tiền mặt đã phát hành vào lưu thông để đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố và ngân hàng trung ương.
3) Giám đốc, thủ trưởng sở ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ thị này. Ngân hàng thành phố và ngân hàng quận, huyện thường xuyên kiểm tra và báo cáo tình hình với Ủy ban nhân dân thành phố, những trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1 Quyết định 4340/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 4340/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh