ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/CT-UBND | Thái Bình, ngày 22 tháng 11 năm 2017 |
CHỈ THỊ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH.
Sau hơn một năm triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sau đây gọi chung là Luật năm 2015) và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi chung là Nghị định số 34/2016/NĐ-CP), công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã dần đi vào nền nếp, chất lượng văn bản ban hành đã đảm bảo và phù hợp với văn bản của Trung ương cũng như tình hình thực tế tại địa phương. Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh, đồng thời để thực hiện nghiêm văn bản số 1362/TTg-PL ngày 08/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Các cấp, các ngành tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền Luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, làm cho cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ làm công tác pháp chế nhận thức đầy đủ các quy định, trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc chủ trì tham mưu xây dựng, thẩm định và liên quan trong việc thẩm định, cơ quan phối hợp tham gia xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:
a) Tuân thủ nghiêm các quy định của Luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP trong thực hiện quy trình đề nghị xây dựng nghị quyết; quy trình xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND), Quyết định của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh; thời hạn, hồ sơ gửi thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
b) Trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo cần chủ động báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp, có ý kiến khác nhau cần phải được xử lý kịp thời, thống nhất ngay từ đầu đảm bảo chất lượng và tiến độ soạn thảo văn bản.
c) Phối hợp với Sở Tư pháp và Văn phòng UBND tỉnh kịp thời báo cáo, xin ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh về những vấn đề, chính sách, quan điểm mới tại địa phương khác với nội dung trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
d) Chủ động phối hợp với Sở Tư pháp rà soát các nội dung quy định chi tiết được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, kịp thời đề xuất xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết.
đ) Tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan mình tham mưu, chủ trì soạn thảo nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật của văn bản để kịp thời kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
3. Các sở, ban, ngành không phải là cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:
a) Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn đề nghị của cơ quan chủ trì soạn thảo để phục vụ cho việc nghiên cứu, soạn thảo, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản, nhất là trong việc phối hợp tham gia ý kiến đối với các dự thảo văn bản, đảm bảo chất lượng, tiến độ theo quy định của Luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
b) Khi có yêu cầu phải phân công, cử lãnh đạo, công chức tham gia làm thành viên ban soạn thảo văn bản; tham dự đầy đủ, đúng thành phần các cuộc họp, không cử cấp dưới hoặc người khác đi họp thay, trừ trường hợp bất khả kháng.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương.
b) Tập trung nguồn lực, bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời cho hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương.
5. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tư pháp phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với cơ quan chủ trì soạn thảo; phân công lãnh đạo, công chức tham gia các hoạt động nghiên cứu, soạn thảo, tham gia ý kiến, thẩm định, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện cho đến khi dự thảo được thông qua.
6. Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo cho công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định tại Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
7. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Xem xét, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý nghiêm trách nhiệm đối với cơ quan, người ban hành văn bản trái pháp luật theo quy định tại Điều 134 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
b) Thực hiện nghiêm các quy định về thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết và thẩm định các dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh theo quy định của Luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
c) Xây dựng văn bản hướng dẫn các sở, ban, ngành về quy trình đề nghị xây dựng Nghị quyết, quy trình xây dựng Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND cấp tỉnh; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Nhận Chỉ thị này, yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 4378/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2018-2021
- 2 Công văn 1362/TTg-PL năm 2017 về nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
- 3 Thông tư 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6 Chỉ thị 03/2010/CT-UBND nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành, rà soát, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 7 Chỉ thị 11/2008/CT-UBND nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 8 Chỉ thị 15/2006/CT-UBND nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 1 Chỉ thị 11/2008/CT-UBND nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Chỉ thị 15/2006/CT-UBND nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3 Chỉ thị 03/2010/CT-UBND nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành, rà soát, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 4 Quyết định 4378/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2018-2021