Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 274-CT

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1981

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC PHÁT HUY THÀNH TỰU CỦA 20 NĂM THỰC HIỆN TẾT TRỒNG CÂY, ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO NHÂN DÂN TRỒNG CÂY

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Sau 20 năm thực hiện Tết trồng cây do Hồ Chủ tịch phát động, nhân dân ta đã thu được những thành tựu to lớn, mang lại hiệu quả kinh tế, văn hoá thiết thực. Nhưng, những năm gần đây, phong trào nhân dân trông cây sút kém hẳn, nhiều nơi đã không trồng thêm mà còn chặt cây, phá rừng bừa bãi, gây nên những thiệt hại nghiêm trọng. Đây là một kuyết điểm lớn do ngành lâm nghiệp và các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ; các ngành, các giới khác thiếu phối hợp; do chưa kết hợp chặt chẽ phong trào Tết trồng cây với kế hoạch trồng rừng và vận động bảo vệ rừng,bảo vệ cây trồng. Ngành lâm nghiệp chưa kịp thời trình Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích mạnh mẽ nhân dân trồng cây nhằm khai thác khả năng to lớn của nhân dân trong việc trồng cây, gây rừng, thanh toán đồi trọc.

Để khắc phục những khuyết điểm trên đây, đẩy mạnh hơn nữa phong trào nhân dân trồng cây, gây rừng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các ngành, các địa phương làm tốt những việc sau đây:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và tổ chức động viên mọi tầng lớp nhân dân trồng cây, gây rừng và bảo vệ rừng, bảo vệ cây trồng, phấn đấu đạt bình quân đầu người trồng từ 35 đến 40 cây bảo đảm sống tốt.

2. Củng cố lực lượng nhân dân trồng cây gây rừng bao gồm các hợp tác xã, cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang ... và hộ gia đình. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thật, bảo đảm cung cấp đủ hạt giống, cây giống cho các hợp tác xã, hộ gia đình và các lực lượng trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch và chế độ, chính sách Nhà nước.

3. Các tỉnh cần hoàn chỉnh hệ thống chỉ đạo phong trào nhân dân trồng cây từ tỉnh đến huyện, xã. Chú ý bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và trình độ tổ chức quản lý cho cán bộ chuyên trách từ huyện đến xã và hợp tác xã.

4. Thực hiện chế độ khoán cho từng hợp tác xã, và hộ gia đình bảo vệ rừng và trồng rừng. Bộ Lâm nghiệp phải sớm nghiên cứu trình Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích mạnh mẽ nhân dân trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng, và những chính sách liên quan khác.

5. Trước mắt, Uỷ ban Nhân dân các cấp phải đề ra các biện pháp có hiệu lực chặn đứng ngay tệ nạn chặt cây, phá rừng, Bộ Lâm nghiệp cùng với Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ tổ chức kiểm tra những vụ vi phạm nghiệm trọng pháp lệnh bảo vệ rừng, xử lý kịp thời nghiêm khắc những hành vi cố tình phá hoại cây và rừng.

6. Bộ Lâm nghiệp cùng với Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục, Bộ Quốc phòng và các ngành có liên quan, bàn bạc kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm động viên mọi lực lượng tham gia xây dựng các công trình trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng đạt kết quả tốt.

7. Hàng năm, dưới sự chỉ đạo của Bộ Lâm nghiệp, Uỷ ban Nhân dân các cấp tỉnh, huyện, xã cần có kế hoạch chủ động phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ kịp thời, chu đáo (không chờ chỉ thị của Chính phủ) sau đó phải theo dõi, cổ vũ phong trào phát triển vững chắc, trách phô trương hình thức, gây lãng phí. Cần làm cho Tết trồng cây trở thành một phong tục tốt đẹp ở mỗi địa phương, mỗi xóm làng, mỗi gia đình.

Để lập thành tích chào mừng Đại hội lần thứ 5 của Đảng và hưởng ứng ngày quốc tế môi trường, các ngành và các địa phương cần phát động Tết trồng cây đón xuân 1982 thật sôi nổi, mạnh mẽ mở đầu một giao đoạn mới kết quả to lớn hơn của phong trào nhân dân trồng cây gây rừng.

 

 

Võ Chí Công

(Đã ký)