BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 31-CT/TW | Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2009 |
CHỈ THỊ
CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
VỀ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM KHÔNG TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, PHƯỜNG
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã thông qua chủ trương "Thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường" nhằm đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII đã ban hành Nghị quyết về thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.
Thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, liên quan đến tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, cần được tiến hành thận trọng, có bước đi thích hợp. Để thực hiện tốt mục tiêu thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng từ Trung ương đến địa phương thực hiện tốt các yêu cầu sau đây :
1- Cấp uỷ, tổ chức đảng và chính quyền các cấp nơi thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường tổ chức quán triệt đầy đủ, sâu sắc chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội tới cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương, các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền cấp trên quy định, hướng dẫn việc thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường ngay từ khi chuẩn bị đến khi tiến hành thực hiện thí điểm, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Hết sức coi trọng việc lựa chọn và giới thiệu nhân sự thực sự tiêu biểu, có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ để cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xem xét, bổ nhiệm các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch và thành viên uỷ ban nhân dân huyện, quận, phường. Thực hiện chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ tại các đơn vị thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.
Trong quá trình thực hiện thí điểm, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo và định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm sau từng giai đoạn triển khai.
2- Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo quá trình thực hiện thí điểm và tổng kết việc thực hiện thí điểm; các cơ quan chức năng chủ động nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn chi tiết, kịp thời để các địa phương triển khai thực hiện việc thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường theo Nghị quyết của Quốc hội. Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ các tỉnh, thành phố có thực hiện thí điểm lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị chủ động triển khai trên địa bàn; kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương giải quyết những vấn đề chưa phù hợp hoặc mới phát sinh.
3- Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo thực hiện việc điều chỉnh, phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy chính quyền địa phương; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy phù hợp đối với uỷ ban nhân dân huyện, quận, phường theo hướng tổ chức hợp lý uỷ ban nhân dân các cấp khi không tổ chức hội đồng nhân dân để quản lý và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền cấp trên.
Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch uỷ ban nhân dân, các phó chủ tịch uỷ ban nhân dân và các thành viên khác của uỷ ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức hội đồng nhân dân theo hướng cấp trên thực hiện việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức trên cơ sở xem xét nhân sự do cấp uỷ huyện, quận, phường giới thiệu và được cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đồng ý.
4- Các ban Trung ương Đảng, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các cấp uỷ, tổ chức đảng và chính quyền địa phương những nơi tiến hành thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo sự đồng thuận cao trong đảng viên, cán bộ, công chức, các cấp chính quyền địa phương và trong nhân dân khi thực hiện chủ trương này, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc xây dựng bộ máy chính quyền địa phương; đồng thời, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị.
| T/M BỘ CHÍNH TRỊ |
- 1 Kết luận 89-KL/TW năm 2014 tổng kết thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường do Bộ Chính trị ban hành
- 2 Thông báo 225/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 1682/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Kế hoạch tiếp tục thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường theo Nghị quyết 26/2008/QH12 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 1682/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Kế hoạch tiếp tục thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường theo Nghị quyết 26/2008/QH12 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông báo 225/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Kết luận 89-KL/TW năm 2014 tổng kết thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường do Bộ Chính trị ban hành