CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 316-CT | Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 1990 |
Để có căn cứ đúng đắn xử lý việc trao quyền sử dụng, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh cho các đơn vị cơ sở kinh tế quốc doanh;
Căn cứ vào kết luận của phiên họp Hội đồng Bộ trưởng ngày 5 tháng 7 năm 1990;
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG CHỈ THỊ
2. Cho phép áp dụng bản quy định tạm thời về những nội dung và nguyên tác trao quyền sử dụng, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn cho các xí nghiệp quốc doanh đính kèm, làm cơ sở cho việc tổ chức thí điểm.
3. Các cơ sở được chọn làm thí điểm cần:
- Đại điện cho các ngành kinh tế kỹ thuật khác nhau và là những ngành có nhiều đơn vị cùng sản xuất kinh doanh.
- Là những cơ sở kinh tế quốc doanh đã được tổ chức lại sản xuất, sản xuất kinh doanh tương đối ổn định, hạch toán có lãi thực sự.
- Có truyền thống thực hiện tốt chế độ kế toán thống kê xí nghiệp.
- Thực hiện tốt kiểm kê 0 giờ ngày 01 tháng 01 năm 1990 và thực hiện xong việc thẩm định kiểm kê của cấp trên quản lý Nhà nước trực tiếp và của cơ quan tài chính hữu quan.
4. Thời gian làm thí điểm việc giao vốn cho cơ sở kinh tế quốc doanh tiến hành trong 3 tháng 9, 10, 11 năm 1990.
5. Sau thời gian thí điểm, các Bộ, tỉnh, thành phố, đặc khu phải tổng hợp đánh giá kết quả thí điểm kèm theo các kiến nghị rút ra từ kinh nghiệm làm thí điểm báo cáo về Bộ tài chính (trong tháng 12 năm 1990) để tổng hợp trình Hội đồng Bộ trưởng.
6. Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu chịu trách nhiệm thi hành chỉ thị này, Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành việc làm thí điểm, Ban chỉ đạo kiểm kê trung ương phối hợp với Bộ Tài chính chủ đạo và kiểm tra các ngành, các cấp thực hiện tốt Chỉ thị này.
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG TRAO QUYỀN SỬ DỤNG, TRÁCH NHIỆM BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN CHO CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH
(Ban hành theo Chỉ thị số 316-CT ngày 1-9-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng)
I. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI GIAO VỐN.
1. Nhà nước trao quyền sử dụng, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế quốc doanh nhằm bảo đảm cho vốn của Nhà nước được bảo toàn và phát triển, xí nghiệp được tự chủ về vốn để sử dụng vốn có hiệu quả cao.
2. Các đơn vị được Nhà nước trao quyền sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh bao gồm các liên hiệp xí nghiệp, các xí nghiệp quốc doanh hạch toán kinh tế độc lập (gọi chung là xí nghiệp) đã được Nhà nước ra quyết định thành lập và cấp phát vốn.
Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức Đảng, đoàn thể, các đơn vị quân đội, công an, các tổ chức hiệp hội không thuộc đối tượng làm thí điểm giao vốn lần này, Nhà nước sẽ có quyết định riêng về việc quản lý và sử dụng vốn.
Các xí nghiệp đời sống, dịch vụ do các cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức Đảng, đoàn thể, các tổ chức hội thành lập thêm để giải quyết công việc làm và tăng thêm thu nhập cho công nhân viên cần được kiểm tra, xem xét, đăng ký và việc giao vốn được quy định trong quyết định 268-CT ngày 30 tháng 7 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Tổng số vốn Nhà nước thuộc quyền sử dụng, bảo toàn và phát triển của xí nghiệp bao gồm.
Tổng số vốn Nhà nước nói trên bao gồm số vốn đang sử dụng ở xí nghiệp, số vốn xí nghiệp đã đưa đi liên doanh, liên kết hoặc mua cổ phần trong nước và ngoài nước.
4. Toàn bộ giá trị của tài sản cố định và tài sản lưu động thuộc vốn ngân sách cấp mà xí nghiệp không cần dùng hoặc ứ đọng, chậm luân chuyển, kém, mất phẩm chất cũng phải làm thủ tục giao cho đơn vị bảo quản, giữ gìn và hạch toán thành một khoản riêng trên tài khoản; "Tài sản chờ sử lý" cho đến khi giải quyết xong. Việc xử lý đối với những tài sản này sẽ được hướng dẫn sau.
Trường hợp xét thấy không bảo đảm được việc giải phóng những tài sản không cần dùng hoặc ứ đọng, chậm luân chuyển, kém, mất phẩn chất nói trên thì xí nghiệp làm thủ tục xin phép Bộ trưởng trực tiếp quản lý ngành hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (đối với xí nghiệp địa phương) và cơ quan tài chính cùng cấp để riêng số tài sản này vào một tài khoản gọi là "Tài sản giữ hộ ngân sách".
II. THỦ TỤC GIAO NHÂN VỐN.
1. Tổng số vốn giao cho xí nghiệp được tính theo số liệu kế toán ngày 01-01-1990 sau khi đã chuyển sổ sách vào thời điểm đầu năm theo kết quả kiểm kê và đánh giá lại vốn và số liệu phát sinh tăng giảm vốn từ 01-01-1990 đế thời điểm giao vốn.
Để tính và giao nhận vốn, các xí nghiệp phải hoàn thành quyết toán năm 1989, tiến hành phân phối lợi nhuận thực hiện của năm 1989, xử lý dứt điểm mọi khoản thừa, thiếu tài sản, vật tư, tiền vốn. Trường hợp đến khi tiến hành giao vốn vẫn chưa xử lý xong các khoản thừa, thiếu thì cứ tiến hành giao vốn, sau đó khi nào xử lý xong sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng, giảm vốn.
Tổng số vốn giao cho xí nghiệp sau khi tính toán xác định sẽ được chính thức giao cho xí nghiệp quản lý, sử dụng kể từ thời điểm giao vốn, làm căn cứ lập hồ sơ lưu trữ và kiểm tra, giám sát trách nhiệm bảo toàn vốn của xí nghiệp từ đó về sau.
2. Bộ trưởng trực tiếp quản lý ngành (nếu là xí nghiệp Trung ương), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (nếu là xí nghiệp địa phương) là người thay mặt Nhà nước giao vốn cho xí nghiệp, giám đốc xí nghiệp là người thay mặt tập thể công nhân viên của xí nghiệp đứng ra nhận vốn.
Đối với liên hiệp xí nghiệp, Tổng công ty, trong đó các xí nghiệp thành viên có tư cách pháp nhân, hoạt động theo Điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh ban hành kèm theo Nghị định số 50-HĐBT ngày 22-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng, Giám đốc xí nghiệp thành viên là người nhận vốn của xí nghiệp mình, Tổng giám đốc liên hiệp xí nghiệp nhận vốn của liên hiệp (không kể phần vốn mà các xí nghiệp thành viên đã nhận).
Đối với Liên hiệp xí nghiệp, Tổng công ty hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế toàn ngành; Tổng giám đốc liên hiệp (hoặc Tổng công ty) là người nhận vốn (ví dụ như ngành điện lực, hàng không, đường sắt, bưu điện). Trong trường hợp này Bộ quản lý ngành cùng Bộ Tài chính làm thủ tục giao vốn cho toàn liên hiệp (Tổng công ty) sau đó liên hiệp (Tổng công ty) làm thủ tục giao vốn cho từng xí nghiệp phù hợp với mức độ phân cấp quản lý và hạch toán do liên hiệp (Tổng công ty) quy định.
Cơ quan tài chính các cấp chịu trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ quá trình giao vốn. Sau khi giao vốn, các Bộ trưởng trực tiếp quản lý ngành hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải báo cáo số liệu về Bộ Tài chính.
Trước khi làm thủ tục giao nhận vốn, cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp cùng xí nghiệp kiểm tra toàn bộ tài liệu, số liệu kiểm kê và việc mở sổ sách kế toán đầu năm 1990, nếu phát hiện sai sót, phải xử lý ngay. Sau đó tính toán tổng số vốn giao cho xí nghiệp, chuẩn bị các tài liệu chi tiết cho việc giao, nhận vốn:
Tài liệu chi tiết cần thiết phải được chuẩn bị trước khi làm thủ tục giao vốn, bao gồm:
- Bảng tổng kết tài sản và các báo cáo kế toán ngày 1 tháng 1 năm 1990.
- Bảng tính toán tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp.
- Bảng kê chi tiết các báo cáo chính thức kết quả kiểm kê và đáng giá lại vốn sản xuất kinh doanh 0 giờ ngày 1 tháng 1 năm 1990.
- Tài liệu, số liệu kế toán về tăng giảm vốn từ 1-1-1990 đến thời điểm giao vốn.
5. Khi giao, nhận vốn, Hội đồng giao nhận vốn phải lập: "Biên bản giao nhận vốn" (theo mẫu đính kèm). Biên bản này lập thành 3 bản: 1 bản lữu trữ tại xí nghiệp, 1 bản gửi cho cơ quan quản lý cấp trên, 1 bản giao cho cơ quan tài chính nơi giao vốn.
III. TRÁCH NHIỆM BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN CỦA XÍ NGHIỆP.
1. Việc xác định mức độ bảo toàn vốn được tiến hành hàng năm bằng cách so sánh số vốn thực có tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán với tổng số vốn xí nghiệp đã nhận. Trong trường hợp giá cả không biến động nếu số vốn thực có bằng hoặc lớn hơn số vốn xí nghiệp đã nhận thì có nghĩa là xí nghiệp đã bảo toàn và phát triển vốn. Nếu số vốn thực có nhỏ hơn số vốn đã nhận thì có nghĩa là xí nghiệp đã không bảo toàn được vốn.
Trường hợp giá cả biến động thì khi xác định mức độ bảo toàn vốn phải tính đến yếu tố trượt giá theo chỉ số trượt giá đối với từng ngành hàng do một hội đồng duyệt giá, bao gồm đại diện của cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính quyết định trên cơ sở số liệu về biến động giá của Tổng cục Thống kê.
2. Việc xử lý thiếu hụt vốn được phân biệt theo từng loại nguyên nhân dân:
- Trong trường hợp thiếu hụt do xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa như tham ô, ăn cắp, phá hoại tài sản, vật tư, tiền vốn... được xử lý theo pháp luật.
- Trường hợp tổn thất tài sản, vật tư, tiền vốn vì nguyên nhân khách quan như bão lụt, định hoạ, hoả hoạn... thì xử lý theo từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp thiếu hụt vốn do nguyên nhân có liên quan đến quá trình sản xuất - kinh doanh, được phân biệt xử lý theo từng nguyên nhân:
+ Nếu do nguyên nhân khách quan gây ra, xí nghiệp được lấy lợi nhuận thực hiện (trước khi nộp lợi nhuận hoặc thuế lợi tức vào ngân sách Nhà nước) để bù đắp.
+ Nếu do nguyên nhân chủ quan thì xí nghiệp phải lấy phần lợi nhuận còn lại (sau khi đã nộp ngân sách Nhà nước) của năm báo cáo hoặc các năm sau (nếu lợi nhuận còn lại của năm báo cáo không đủ) để bù đắp. Chỉ sau khi đã bù đắp đủ phần thiếu hụt đó, xí nghiệp mới được dùng phần lợi nhuận còn lại để phân phối cho các quỹ xí nghiệp.
3. Mọi tổn thất, hao hút vốn phát sinh trong nhiệm kỳ giám đốc nào thì giám đốc đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cho đến khi xử lý xong.
IV. QUAN HỆ VỀ VỐN GIỮA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ XÍ NGHIỆP TỪ THỜI ĐIỂM GIAO VỐN TRỞ ĐI.
1. Toàn bộ vốn ngân sách Nhà nước cấp và vốn xí nghiệp bổ sung thêm từ sau thời điểm giao vốn đều phải cộng chung vào số vốn xí nghiệp đã nhận và phải bảo toàn.
2. Đối với xí nghiệp xây dựng mới bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp phát, sau khi đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng từng phần hoặc toàn bộ, cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính (nơi cấp vốn) phải làm thủ tục giao vốn kịp thời cho xí nghiệp (vốn giao được tính theo giá ở thời điểm giao vốn).
3. Trong trường hợp cá biệt (do làm ăn thua lỗ, chuyển hướng sản xuất) phải tổ chức lại xí nghiệp hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, xí nghiệp không xử dụng hết số vốn đã nhận thì số vốn dôi thừa (thuộc nguồn ngân sách Nhà nước cấp phát) phải nộp ngân sách Nhà nước và được tính giảm vốn Nhà nước giao.
4. Hàng năm cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cùng xí nghiệp xác định lại số vốn xí nghiệp phải bảo toàn đến thời điểm ngày 31-12. Số liệu này được dùng làm căn cứ duyệt quyết toán vốn bảo toàn năm báo cáo và làm cơ sở kiểm tra mức độ bảo toàn vốn trong năm tiếp theo.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------------------
BIÊN BẢN GIAO NHẬN VỐN
(Mẫu kèm theo chỉ thị số ngày....tháng...năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng)
Căn cứ chỉ thị số ngày tháng năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng;
Hội đồng giao nhận vốn gồm:
Bên giao:
- Đại diện cơ quan quản lý cấp trên.
Bên nhận:
- Giám đốc xí nghiệp
Người chứng kiến:
- Đại diện cơ quan tài chính.
- Chủ tịch Hội đồng xí nghiệp.
- Đại diện cơ quan trọng tài kinh tế. (hoặc cơ quan công chứng).
- Kế toán trưởng xí nghiệp.
- Chủ tịch tổ chức công đoàn xí nghiệp.
Vốn sản xuất kinh doanh Nhà nước giao cho xí nghiệp sử dụng và bảo toàn bao gồm:
Đơn vị tính: đ
Số | Chỉ tiêu | Tổng số | Trong đó | |
thứ tự |
|
| Ngân | Xí nghiệp bổ xung |
A | B | 1 = (2) + (3) | (2) | (3) |
1 | A. Tổng số vốn Nhà nước giao cho xí nghiệp (I+II+III) |
|
|
|
2 | I. Vốn cố định |
|
|
|
3 | II. Vốn đầu tư XDCB dở dang |
|
|
|
4 | III. Vốn lưu động |
|
|
|
5 | - Vốn dự trữ |
|
|
|
6 | - Vốn bằng tiền |
|
|
|
7 | - Vốn trong liên doanh, liên kết |
|
|
|
8 | - Các khoản phải thu |
|
|
|
9 | - Tài sản thiếu chờ xử lý |
|
|
|
10 | B. Vốn cố định và vốn lưu động không cần dùng |
|
|
|
11 | - Vốn cố định. |
|
|
|
12 | - Vốn lưu động |
|
|
|
13 | C. Vốn sản xuất kinh doanh cần dùng (1 - 10) |
|
|
|
14 | - Vốn cố định (dòng 2, 11) |
|
|
|
15 | - Vốn lưu động (dòng 4-12) |
|
|
|
Ngày .... tháng .... năm 1990.....
Người chứng kiến | Đại diện bên giao | Đại diện bên nhận |
| Võ Văn Kiệt (Đã ký)
|
- 1 Chỉ thị 408-CT năm 1990 về tiếp tục chấn chỉnh công tác tài vụ kế toán và hạch toán kinh tế của các xí nghiệp quốc doanh do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2 Thông tư 51-TC/VKH năm 1990 bổ sung thực hiện thí điểm trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh cho đơn vị cơ sở quốc doanh theo Chỉ thị 316-CT 1990 do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 41-TC/VKH năm 1990 hướng dẫn thực hiện thí điểm trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh cho đơn vị cơ sở quốc doanh theo Chỉ thị 316/CT 1990 do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Quyết định 268-CT năm 1990 về việc đăng ký và hoạt động của các tổ chức làm kinh tế do các cơ quan hành chính và các đoàn thể thành lập do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1 Chỉ thị 408-CT năm 1990 về tiếp tục chấn chỉnh công tác tài vụ kế toán và hạch toán kinh tế của các xí nghiệp quốc doanh do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2 Quyết định 268-CT năm 1990 về việc đăng ký và hoạt động của các tổ chức làm kinh tế do các cơ quan hành chính và các đoàn thể thành lập do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành