ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2002/CT-UB | Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2002 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THI HÀNH PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2002
Ngày 01 tháng 10 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 20/2002/CT-TTg về việc tổ chức triển khai thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Đề kịp thời tổ chức triển khai thực hiện pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để các quy định của Pháp lệnh phát huy hiệu lực thực tế trong đời sống xã hội, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội chỉ thị:
1- Chủ tịch UBND các quận, huyện; Thủ trưởng các sở, ngành liên quan, trong phạm vi quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Thành phó, quận, huyện và các thành viên của Mặt trận tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp, mọi đối tượng trong nhân dân và các bộ công chức về Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, đảm bảo đầy đủ chính xác và thống nhất về nội dung để mọi người hiểu đúng tinh thần các quy định của Pháp lệnh; chú trọng những nội dung trực tiếp liên quan đến Sở, Ngành và địa phương, đơn vị mình quản lý, nhằm nâng cao ý thức chấp hành Pháp luật của cán bộ công chức, động viên sức mạnh của quần chúng nhân dân, trong đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính.
- Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục Pháp luật của Thành phố và các quận, huyện chủ trì, thống nhất việc chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động tuyên truyền về Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
- Sở Văn hoá thông tin, Đài PTTH Hà Nội; Báo: Hà Nội Mới, Kinh tê và Đô thị, có trách nhiệm tập trung tuyên truyền rộng rãi về mục đích và nội dung của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, để góp phần phát huy hiệu quả trong đời sống xã hội.
- Sở Tư pháp có trách nhiệm biên soạn tài liệu bảo đảm nội dung tuyên truyền đầy đủ, thống nhất về Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, có kế hoạch phổ biến nội dung của Pháp lệnh đến các bộ phận Pháp chế của các Sở, ngành; UBND các quận, huyện.
2- UBND các quận, huyện; các Sở, Ngành có lực lượng được giao thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 phải khẩn trương tiến hành sắp xếp lại bộ máy, hoàn thiện về tổ chức, kiện toàn các Hội đồng tư vấn xử lý các vi phạm hành chính để thực hiện tốt chức năng. nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính được giao, nhằm đảm bảo cho việc đấu tranh chống vi phạm hành chính đạt hiệu quả cao.
- Các Sở, ngành có các bộ phận, lực lượng được giao thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính cần khẩn trương giải quyết dứt điểm các vụ việc vi phạm hành chính còn tồn đọng; kịp thời có kế hoạch tổ chức tập huấn chuyên sâu cụ thể, thiết thực, bám sát các quy định về nội dung Pháp lệnh mới gắn với phạm vi quản lý nhà nước của Sở, Ngành mình, kết hợp tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, cho đội ngũ cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính mới được quy định bổ sung trong Pháp lệnh năm 2002. Việc tập huấn chuyên sâu phải hoàn thành trong quý IV năm 2002.
3- Chủ tịch UBND các quận, huyện; Thủ trưởng các Sở, Ngành phải chịu trách nhiệm về việc xử lý kịp thời, đúng pháp luật các vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình; định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình vi phạm hành chính và báo cáo UBND Thành phố, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên kết quả xử lý vi phạm hành chính; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc quyền quản lý của mình trong việc thực thi công vụ; kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính vi phạm Pháp luật theo đúng quy định tại điều 121 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, để tạo lập kỷ luật nghiêm minh trong công tác xử lý vi phạm hành chính. Nghiêm minh cấm sử dụng tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính hoặc từ bán tang vật, phương tiện bị tịch thu để trích thưởng.
4- Kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2003, các quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 phải được nghiêm chỉnh thi hành ngay. Các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được ban hành trước đây mà không trái với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì vẫn tiếp tục được thi hành cho đến khi có văn bản mới sửa đổi, bổ sung, hoặc thay thế.
5- Giám đốc Sở tư pháp Hà Nội chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và phối hợp với các Sở, ngành hữu quan trong việc rà soát, xây dựng, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc các quận, huyện trên địa bàn Thành phố; chủ trì, tổng hợp kết quả kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, báo cáo UBND Thành phố định kỳ hàng quý để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện thuộc Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này.
| T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
- 1 Nghị định 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh
- 2 Chỉ thị 29/2003/CT-CT triển khai thi hành Pháp lệnh Thư viện và Nghị định 72/2002/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Thư viện do tỉnh Bình Dương ban hành
- 3 Nghị định 134/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 4 Chỉ thị 20/2002/CT-TTg về thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 1 Nghị định 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh
- 2 Nghị định 134/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 3 Chỉ thị 29/2003/CT-CT triển khai thi hành Pháp lệnh Thư viện và Nghị định 72/2002/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Thư viện do tỉnh Bình Dương ban hành