UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2007/CT-UBND | Tam Kỳ, ngày 10 tháng 8 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN, GIẢM NHẸ THIỆT HẠI O THIÊN TAI GÂY RA NĂM 2007
Năm 2006, thiên tai bão, lũ, lốc … đã liên tiếp xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trên địa bàn tỉnh. Những tháng đầu năm 2007, thời tiết trên địa bàn tỉnh Quảng Nam diễn biến bất thường, lốc sét, xảy ra ở nhiều nơi (đã có 9 cơn lốc kèm theo mưa đá đã ảnh hưởng đến tỉnh ta), đặc biệt ngày 14/4/2007 cơn lốc xảy ra ở xã Đại Hồng, Đại Lãnh, huyện Đại Lộc làm thiệt hại trên 10 tỷ đồng. Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, từ nay đến cuối năm nước ta chịu ảnh hưởng của 4-5 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới (ATNĐ); từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2007, có 2- 4 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên biển Đông, trong đó có 1-2 cơn bão ảnh hưởng đến thời tiết Quảng Nam; mưa lớn gây lũ có khả năng xuất hiện từ 3- 4 đợt, lũ lớn nhất xuất hiện vào khoảng giữa tháng 10 đến giữa tháng 11, đỉnh lũ lớn nhất trên các sông có khả năng trên báo động III.
Để chủ động trong công tác phòng, tránh lụt bão và tìm kiếm cứu nạn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão, lũ, thiên tai gây ra, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2007 của tỉnh và thực hiện tốt Chỉ thị số 08/2007/CT-TTg ngày 03/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị cho Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và lãnh đạo các Sở, ban, ngành trong tỉnh thực hiện tốt một số việc sau:
1. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Giám đốc các Sở, ngành liên quan
a) Khẩn trương tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm công tác phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai năm 2006 (tập trung đánh giá trong công tác điều hành, chỉ đạo; huy động lực lượng phối hợp tham gia phòng, chống, khắc phục thiên tai; công tác sơ tán dân; tình hình tiếp nhận, phân phối hàng cứu trợ …), trên cơ sở đó rà soát lại phương án phòng, chống lụt, bão của ngành, địa phương mình phù hợp với thực tế để chủ động phòng, chống, xử lý kịp thời, hiệu quả trước, trong và sau khi bão, lũ, thiên tai xảy ra.
b) Khẩn trương củng cố kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống lụt, bão (PCLB) và Ban Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) ở các cấp, các ngành bảo đảm hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc, phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, điều hành có sự tham gia của hệ thống chính trị nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để “Chủ động phòng, tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả” trong mọi tình huống.
c) Kiểm tra, xác định cụ thể về số lượng, chủng loại phương tiện, vật tư phòng, chống lụt, bão, các trang bị phương tiện thiết yếu phục vụ cho công tác phòng, chống lụt, bão, cứu hộ cứu nạn, đồng thời có kế hoạch bổ sung đảm bảo số lượng cần thiết để có thể huy động kịp thời khi có thiên tai xảy ra.
d) Đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống; xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể trong việc tổ chức sơ tán, bảo vệ dân ở vùng ngập sâu, vùng bãi sông, các vùng sạt lở nguy hiểm và vùng ven biển khi nước biển dâng cao đến nơi an toàn.
đ) Chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác theo quy định để phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân vùng bị thiên tai, kiên quyết không được để người dân bị đói, rét. Các địa phương có khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất, có các bến đò ngang, dọc, ngầm, sông, suối phải làm tốt công tác cảnh báo, thông tin kịp thời diễn biến mưa lũ đến các thôn xã, bản làng để người dân biết, chủ động đối phó.
2. Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão và Ban tìm kiếm cứu nạn tỉnh có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo các Ban chỉ huy PCLB và tìm kiếm cứu nạn ở các địa phương, các ngành thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả thiên tai; kịp thời tổng hợp tình hình, đề xuất, báo cáo về UBND tỉnh quyết định các biện pháp đối phó và khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân và nhà nước do thiên tai gây ra; tham mưu cho tỉnh tổ chức đợt diễn tập tìm kiếm cứu nạn do Bộ tư lệnh Quân khu 5 tổ chức trong năm 2007.
3. Ban Tìm kiếm cứu nạn tỉnh rà soát lại phương án, kế hoạch cụ thể về tìm kiếm cứu nạn đảm bảo sát với tình hình thực tế để chủ động phòng tránh và đối phó trong mọi tình huống; rà soát nắm lại các phương tiện, vật tư cấp thiết phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn để có kế hoạch xin bổ sung kịp thời đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong tỉnh, ngoài tỉnh kể cả sự chi viện của Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Quân khu 5, Bộ tư lệnh vùng 3 Hải Quân cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
4. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng các phương án bố trí, huy động các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh, phương tiện cần thiết cho từng vùng, từng địa bàn để tham gia ứng cứu và xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp về lũ, bão và công tác tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo quân đội là lực lượng chủ lực trong công tác này.
5. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp cùng với ngành Thuỷ sản, các ngành có liên quan và các địa phương ven biển tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện hoạt động trên biển không đúng quy định; cương quyết không cho ra khơi đối với những tàu thuyền không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, tàu thuyền chở khách không đạt tiêu chuẩn hoặc chở quá tải trọng cho phép, không đảm bảo an toàn hàng hải. Thực hiện tốt việc thông báo Bão, áp thấp nhiệt đới bằng biện pháp bắn pháo hiệu ở các điểm theo quy định, nắm kỹ danh sách ngư dân và số lượng tàu thuyền ra khơi, chủ trì công tác tìm kiếm cứu nạn ...
6. Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng của ngành, phôí hợp với các cấp chính quyền địa phương, các ngành liên quan có phương án đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội khi xảy ra thiên tai; sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn kịp thời và hiệu quả.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, đơn vị hoàn thành công tác tu bổ, sửa chữa đê, kè và các công trình thủy lợi trước mùa mưa bão năm 2007; kiểm tra và có biện pháp xử lý, đảm bảo an toàn các công trình đê, kè, các hồ chứa nước, các công trình phòng, chống lụt, bão; đảm bảo việc thi công các công trình thủy lợi xong trước 30/9/2007. Các công trình chuyển tiếp sang năm sau phải đảm bảo an toàn, chống chịu tốt trong mùa mưa, lũ.
- Cùng với các địa phương chỉ đạo chặt chẽ vụ sản xuất Hè Thu phù hợp với từng vùng nhằm hạn chế thiệt hại trong mùa mưa bão và khắc phục nhanh hậu quả thiên tai để có thể triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2007-2008 đúng kế hoạch.
- Chỉ đạo công tác di dời dân ra khỏi vùng sạt lở, đảm bảo kế hoạch và hoàn thành trước 30/9/2007.
8. Sở Thuỷ Sản
- Chỉ đạo việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên sông, biển và tại các nơi neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão, ATNĐ; có biện pháp bảo vệ sản xuất và các công trình nuôi, trồng thủy sản nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão, lũ gây ra. Phối hợp tốt với Bộ đội Biên phòng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các phương tiện nghề cá hoạt động không đảm bảo các thiết bị an toàn theo quy định, đồng thời nắm chắc số lượng ngư dân, tàu thuyền hoạt động và vị trí đánh bắt, nhất là tàu thuyền đánh bắt xa bờ để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết.
- Tiếp tục chỉ đạo, phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm trong viêc chủ động phòng, tránh bão cho ngư dân và các chủ tàu cá.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định về quản lý, đăng kiểm, đăng ký tàu thuyền, trang thiết bị cần thiết để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện và coi đây là điều kiện bắt buộc đối với người và tàu, thuyền khi ra khơi đánh bắt hải sản.
9. Sở Giao thông Vận tải
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để tham gia cứu hộ, cứu nạn; xử lý kịp thời các công trình cầu, đường, bến cảng và các công trình giao thông khác bị hư hỏng, đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa bão, nhất là các tuyến giao thông chính, quan trọng
- Phối hợp với các địa phương, ban, ngành liên quan tham gia xử lý, bảo vệ các công trình phòng, chống lụt, bão và công tác tìm, kiếm cứu nạn theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
10. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quảng Nam tăng cường, nâng cao công tác thu thập số liệu, cảnh báo, dự báo kịp thời, chính xác xu thế thời tiết, tình hình, diễn biến áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, lụt để phục vụ công tác chỉ huy phòng, chống thiên tai có hiệu quả.
11. Đài Phát thanh, Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp chặt chẽ với Trung Tâm Dự báo KTTV Quảng Nam, Ban chỉ huy PCLB tỉnh, Ban TKCN tỉnh thông báo truyền tin kịp thời, nhanh chóng, tình hình diễn biễn thời tiết và thiên tai, nội dung các văn bản chỉ đạo PCLB... để mọi tổ chức, cá nhân biết chủ động phòng, tránh thiên tai kịp thời và có hiệu quả.
12. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính theo dõi sát diễn biến bão, lụt, nắm chắc tình hình thiệt hại, thiếu đói của nhân dân vùng xảy ra thiên tai, đề xuất với UBND tỉnh quyết định các biện pháp cứu trợ kịp thời, nhằm ổn định nhanh sản xuất và đời sống nhân dân, cương quyết không để người dân nào vùng thiên tai bị thiếu đói, đồng thời hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cứu trợ ở các địa phương, đảm bảo đúng quy định, không được để xẩy ra thất thóat , tiêu cực.
Yêu cầu lãnh đạo các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt chỉ thị này; Ban chỉ huy PCLB tỉnh, Ban Tìm kiếm cứu nạn tỉnh có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh biết, chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2012 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành từ năm 2005 đến năm 2010
- 2 Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2012 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành từ năm 2005 đến năm 2010
- 1 Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy định phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2013 về tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn do tỉnh Nam Định ban hành
- 3 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2013 về công tác phòng chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2013 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 4 Quyết định 03/2013/QĐ-UBND quy định về Quản lý, thu, nộp, sử dụng Quỹ phòng, chống lụt, bão trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 5 Quyết định 08/2012/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn Quận 12
- 6 Chỉ thị 08/2007/CT-TTg về tăng cường công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm, cứu nạn, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy định phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2013 về tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn do tỉnh Nam Định ban hành
- 3 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2013 về công tác phòng chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2013 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 4 Quyết định 03/2013/QĐ-UBND quy định về Quản lý, thu, nộp, sử dụng Quỹ phòng, chống lụt, bão trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 5 Quyết định 08/2012/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn Quận 12