ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2006/CT-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 28 tháng 11 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VỀ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương thực hiện tương đối tốt một số nội dung cơ bản của Bộ luật lao động như: giao kết hợp đồng, xây dựng và đăng ký nội quy lao động, lập thủ tục cấp sổ lao động, giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài, trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, xây dựng và đăng lý hệ thống thang lương, bảng lương….Song, cũng có một số doanh nghiệp chưa thực hiện đúng việc xây dựng và đăng ký nội quy lao động, thang lương, bảng lương, tổ chức làm thêm giờ vượt quá quy định của Bộ luật Lao động, trong khi việc trả tiền lương làm thêm giờ thấp hơn so với quy định; không thực hiện giao kết hợp đồng lao động, kéo dài thời gian thử việc…, tình trạng trên làm nảy sinh tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động, đặc biệt co những vụ đập phá làm hư hỏng tài sản, đình trệ sản xuất của doanh nghiệp.
Để khắc phụ tình trạng trên vừa có biện pháp chỉ đạo phối hợp ngăn chặn có hiệu quả đối với việc phát sinh tranh chấp lao động hoặc xảy ra đình công tự phát không theo đúng trình tự pháp luật, nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ lao động lành mạnh và đảm bảo an ninh trật tự; Chủ tịch nhân dân tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện một số nội dung sau:
1. Chủ các Doanh nghiệp rà soát lại việc thực hiện các quy định của Pháp luật lao động cụ thể: doanh nghiệp phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động với người lao động đầy đủ và đúng loại, thực hiện đúng thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, lập thủ tục cấp giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài, trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đăng ký các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về mặt an toàn, xây dựng và đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương, nội quy lao động với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động.
2. Các doanh nghiệp không được tổ chức làm thêm giờ quá quy định, thực hiện thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động đúng và đủ theo hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể và các thỏa thuận khác giữa người lao động và người sử dụng lao động, doanh nghiệp phải công bố công khai mức lương, mức thưởng, thời gian trả thưởng, trả thưởng để người lao động biết, tránh tình trạng doanh nghiệp nợ tiền lương, tiền thưởng của người lao động.
Thành lập tổ chức Công đoàn và Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, thực hiện đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động để kịp thời giải quyết những vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động.
3. Việc nghỉ hàng năm cho người lao động, doanh nghiệp sắp xếp, bố trí để người lao động được nghỉ đúng theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp không bố trí nghỉ được có thể thanh toán bằng tiền đối với số ngày người lao động chưa nghỉ theo quy định.
4. Việc trích thưởng cuối năm cho người lao động:
- Đối với công ty Nhà nước: trích quỹ khen thưởng đúng theo quy định tại Điều 27 Quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác (Ban hành kèm theo Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ). Giám đốc cần trao đổi với Ban chấp hành Công đoàn công ty trước khi quyết định thưởng cuối năm cho mỗi cán bộ, công nhân viên trong công ty, trên cơ sở năng suất lao động và thành tích công tác.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể mà hai bên thỏa thuận.
Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động, các doanh nghiệp thưởng cho người lao động theo Quy chế thưởng sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.
5. Đối với lao động ngoài tỉnh: đề nghị các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và phương tiện cho người lao động về gia đình trong dịp Tết âm lịch. Đối với số lao động không về gia đình trong dịp Tết, doanh nghiệp cần quan tâm, tổ chức chu đáo cho người lao động vui chơi Tết tại doanh nghiệp.
6. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam- Singopore, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai các nội dung của Chỉ thị này. Các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này và chấp hành đúng theo các quy định của Pháp luật lao động./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 21/2016/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2016
- 2 Quyết định 331/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành đã hết hiệu lực năm 2016
- 3 Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 4 Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1 Công văn 4642/UBND-KTTH năm 2015 về tăng cường phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 2 Quyết định 14/2015/QĐ-UBND sửa đổi một số điều của Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ, công chức cấp xã và các chức danh lãnh đạo quản lý doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên được ban hành kèm theo Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND
- 3 Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương cán bộ, công, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ, công chức cấp xã và chức danh lãnh đạo quản lý doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên
- 4 Nghị định 199/2004/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác
- 5 Chỉ thị 28/CT-UB năm 1994 xây dựng đơn giá tiền lương, quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh An Giang ban hành
- 6 Bộ luật Lao động 1994
- 1 Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương cán bộ, công, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ, công chức cấp xã và chức danh lãnh đạo quản lý doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên
- 2 Chỉ thị 28/CT-UB năm 1994 xây dựng đơn giá tiền lương, quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh An Giang ban hành
- 3 Quyết định 14/2015/QĐ-UBND sửa đổi một số điều của Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ, công chức cấp xã và các chức danh lãnh đạo quản lý doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên được ban hành kèm theo Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND
- 4 Công văn 4642/UBND-KTTH năm 2015 về tăng cường phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 5 Quyết định 21/2016/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2016
- 6 Quyết định 331/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành đã hết hiệu lực năm 2016
- 7 Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018