ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4/CT-UBND | Hải Dương, ngày 05 tháng 02 năm 2020 |
CHỈ THỊ
V/V TIẾP TỤC HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC (PCCC) đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, kịp thời từ cấp tỉnh đến cơ sở, bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên, nhân dân trong việc PCCC, góp phần chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình hình cháy, nổ trong cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng còn nhiều diễn biến phức tạp, gia tăng cả về số vụ và thiệt hại. Theo số liệu thống kê trong 5 năm (giai đoạn từ tháng 7/2014 - 7/2018), cả nước đã xảy ra 13.149 vụ cháy, làm chết 346 người, bị thương 823 người; thiệt hại về tài sản ước tính 6.524,8 tỷ đồng và 6.462 ha rừng. Trung bình mỗi năm xảy ra 3.287 vụ cháy, làm chết 87 người, bị thương 206 người, thiệt hại về tài sản trị giá 1.631,2 tỷ đồng và 1.615,5 ha rừng. Năm 2019, xảy ra 3.718 vụ, làm chết 92 người, bị thương 122 người, thiệt hại tài sản ước tính 1.369,91 tỷ đồng; địa bàn tỉnh Hải Dương xảy ra 51 vụ, làm chết 04 người, bị thương 08 người, gây thiệt hại về tài sản 70,5 tỷ đồng và 4,4 ha rừng. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến gia tăng cháy, nổ là do nhu cầu sử dụng năng lượng điện tăng cao; bên cạnh đó người đứng đầu một số cơ quan, tổ chức, cơ sở chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện an toàn về PCCC trong sản xuất, kinh doanh; việc phát hiện cháy của lực lượng tại chỗ chưa kịp thời, thông tin báo cháy chậm; phương tiện phục vụ công tác chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH còn thiếu và cũ, lực lượng mỏng, bán kính bảo vệ quá xa, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác chữa cháy.
Thời gian tới, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục có nhiều biến chuyển, số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tăng nhanh và mở rộng về quy mô; đa dạng, phức tạp về tính chất, trong đó nhiều hàng hóa, vật tư, nguyên liệu là chất dễ cháy, nổ, nếu để xảy ra cháy dễ phát sinh cháy lớn, cháy lan gây hậu quả nghiêm trọng.
Để đảm bảo an toàn PCCC tại cơ sở, đồng thời thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC; Quyết định số 1635/QĐ-TTg , ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW; Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 31/8/2016 của Tỉnh ủy Hải Dương về việc thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, chủ hộ gia đình trong công tác PCCC theo quy định của pháp luật, đồng thời tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn PCCC đối với những cơ sở có nguy cơ cao về cháy, nổ. Công an tỉnh khẩn trương tham mưu với UBND tỉnh kiện toàn Ban Chỉ đạo PCCC&CNCH đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương.
Các Sở, ban, ngành có liên quan phối hợp với Công an tỉnh tham mưu với UBND tỉnh xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC; chế tài xử lý đối với loại hình cơ sở không đảm bảo tiêu chuẩn quy định an toàn về PCCC được xây dựng và đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC có hiệu lực, hoàn thành trong năm 2021; quy định chế độ, chính sách hỗ trợ cho lực lượng làm công tác PCCC&CNCH tương xứng với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm tình hình của địa phương; có chính sách cụ thể để khuyến khích, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động PCCC.
2. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các cấp xây dựng giải pháp tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC. Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp, phương pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC; trang bị cho người dân những kiến thức, kỹ năng thực sự cần thiết, nhất là kiến thức về phòng cháy, kỹ năng thoát nạn, sử dụng các phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu.
Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tăng cường thời lượng, ưu tiên bố trí khung giờ tuyên truyền về công tác PCCC và kiến thức, kỹ năng PCCC, thoát hiểm, thoát nạn.
Sở Giáo dục và đào tạo phối hợp với Công an tỉnh khẩn trương hoàn thiện giáo trình, bài giảng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCCC và đưa vào chương trình học tập, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và các cơ sở giáo dục phù hợp với từng cấp học, ngành học theo quy định của Luật PCCC bắt đầu từ năm học 2021 - 2022.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp phải xác định công tác PCCC là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên; kết hợp chặt chẽ giữa công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy với thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội tại các đơn vị, địa phương. Trong công tác PCCC, lấy phòng ngừa là chính; tập trung chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC sâu rộng, với phương châm “bốn tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ), nòng cốt là lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng PCCC chuyên ngành.
4. UBND các cấp phải bảo đảm ngân sách cho hoạt động PCCC và lực lượng Cảnh sát PCCC, lực lượng Công an xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nghiên cứu, đề xuất thí điểm giao một số nhiệm vụ PCCC cho lực lượng bảo vệ dân phố, lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở phù hợp với quy định của Luật PCCC và quy định khác của pháp luật có liên quan. Chú trọng việc trang bị phương tiện PCCC; rà soát, bổ sung, củng cố, duy trì hoạt động hiệu quả lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng; xây dựng, thực tập các phương án chữa cháy sát với thực tế, chủ động phòng ngừa không để xảy ra cháy lớn, cháy lan; giải quyết chế độ, chính sách kịp thời, thỏa đáng đối với đội trưởng, đội phó đội dân phòng và đội PCCC cơ sở không chuyên trách, đối với người bị thương, hy sinh hoặc thiệt hại về tài sản khi tham gia chữa cháy, CNCH; kịp thời động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác PCCC.
Tăng cường chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả quy hoạch hạ tầng PCCC của địa phương. Trong công tác quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cần quan tâm bố trí các điều kiện bảo đảm hoạt động PCCC; tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã ban hành bảo đảm yêu cầu về PCCC; nghiên cứu bố trí di dời các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất độc hại không bảo đảm an toàn PCCC ra khỏi các khu dân cư tập trung đông người.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác PCCC, có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật PCCC, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất phương tiện, thiết bị PCCC&CNCH tại địa phương. Tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn về PCCC. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, các giải pháp khoa học - công nghệ tiên tiến, các đề án liên quan đến lĩnh vực PCCC
5. Các Sở, ban, ngành, Công an tỉnh nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra PCCC; có giải pháp xử lý dứt điểm các công trình đang tồn tại vi phạm pháp luật về PCCC. Kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tư, thi công các công trình xây dựng tại địa phương; hồ sơ thiết kế và cấp phép xây dựng; hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy định của pháp luật về xây dựng và PCCC; tổ chức thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC, cấp phép hoạt động đúng quy định của pháp luật; chấm dứt tình trạng cơ sở, công trình xây dựng mới đưa vào sử dụng khi chưa được nghiệm thu về PCCC. Kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ công trình, dự án đang triển khai có vi phạm pháp luật về PCCC cho đến khi khắc phục hoàn toàn các sai phạm. Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về PCCC và xem xét trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật. Công khai các dự án, công trình vi phạm quy định về PCCC trên phương tiện thông tin đại chúng.
Đối với những công trình khó xử lý, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định để đánh giá , xem xét chấp thuận cho phép áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhăm tăng cường an toàn PCCC cho công trình.
Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương, UBND các cấp và các Sở, ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý về bảo đảm an toàn điện, nhất là trong lắp đặt, sử dụng các thiết bị điện tại cơ sở, hộ gia đình theo quy định của Luật Điện lực, đáp ứng yêu cầu PCCC.
6. Nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy, CNCH của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH. Thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn tập, thực tập các phương án, tình huống xử lý sự cố cháy, nổ và CNCH. Nghiên cứu thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ, nhất là số vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ, bố trí phương tiện, thiết bị cho các đơn vị Cảnh sát PCCC thuộc Công an cấp huyện. Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, lực lượng Kiểm lâm, UBND các cấp và nhân dân trong việc xử lý các tình huống cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra trên địa bàn, các cơ sở trọng điểm về kinh tế - xã hội của địa phương.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu với UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết số 26/2019/NQ-HĐND ngày 13/12/2019 của HĐND tỉnh về việc bố trí ngân sách địa phương đối ứng dự án “Nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH” sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản.
Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, UBND thành phố Hải Dương, UBND huyện Cẩm Giàng cùng các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các thủ tục về đầu tư, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất cho Công an tỉnh để thực hiện dự án trên trong năm 2020.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Giao Công an tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 630/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy do thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 630/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao năng lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 3 Kế hoạch 137/KH-UBND về kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020
- 4 Nghị quyết 26/2019/NQ-HĐND về bố trí vốn ngân sách địa phương đối ứng dự án "Nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản do tỉnh Hải Dương ban hành
- 5 Nghị quyết 23/2019/NQ-HĐND quy định về xử lý cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Bình Dương được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 có hiệu lực
- 6 Kế hoạch 11832/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐND quy định về xử lý cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 có hiệu lực
- 7 Nghị quyết 99/2019/QH14 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy do Quốc hội ban hành
- 8 Quyết định 4733/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt bổ sung cơ sở thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐND quy định về xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 có hiệu lực
- 9 Quyết định 1635/QĐ-TTg năm 2015 triển khai Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Chỉ thị 47-CT/TW năm 2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11 Luật Điện Lực 2004
- 12 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 1 Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 630/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy do thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 630/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao năng lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 3 Kế hoạch 137/KH-UBND về kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020
- 4 Nghị quyết 23/2019/NQ-HĐND quy định về xử lý cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Bình Dương được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 có hiệu lực
- 5 Kế hoạch 11832/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐND quy định về xử lý cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 có hiệu lực
- 6 Quyết định 4733/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt bổ sung cơ sở thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐND quy định về xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 có hiệu lực