Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 41-VKSND/CT

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 1989 

 

CHỈ THỊ

CỦA VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO VỀ THỈNH THỊ ÁN TỬ HÌNH

Tại điều 21 quy chế về thông tin, báo cáo, quản lý công tác trong ngành kiểm sát nhân dân số 01-QĐ ngày 20-10-1987 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã quy định: các vụ án dự kiến xử tử hình, các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành, đặc khu phải thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước khi xử.

Nay xét thấy các Viện kiểm sát nhân dân địa phương có thể tự giải quyết được loại án này theo thẩm quyền và để việc xử lý các vụ phạm tội nghiêm trọng được kịp thời, cũng như để bảo đảm thời hạn xử lý án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, tại cuộc họp lãnh đạo Viện tối cao ngày 15-4-1989, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định lại việc thỉnh thị án tử hình như sau:

1- Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành, đặc khu chỉ phải thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước khi xét xử sơ thẩm những vụ án dự kiến xử tử hình trong các trường hợp sau đây:

a) Bị cáo là người có chức sắc cao trong các tôn giáo (giám mục, linh mục, pháp sư, mục sư…).

b) Bị cáo là nhân sĩ, trí thức “có tên, tuổi”.

c) Bị cáo là người nước ngoài.

d) Những vụ án phức tạp mà địa phương thấy cần thỉnh thị hoặc Viện kiểm sát tối cao đang trực tiếp chỉ đạo.

2- Các vụ án khác (ngoài các trường hợp nói trên) xử sơ thẩm với dự kiến mức án tử hình đều không phải thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Sau khi xử các Viện kiểm sát tỉnh, thành, đặc khu báo cáo ngay về Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy chế kiểm sát xét xử đã quy định.