ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2010/CT-UBND | Huế, ngày 29 tháng 10 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÔM GIỐNG TRÊN ĐỊA BÀN
Các năm gần đây, dịch bệnh ở tôm nuôi thường xuyên xảy ra và đã gây nhiều thiệt hại to lớn cho hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Dịch bệnh phát sinh do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân chủ yếu là chất lượng tôm giống không đảm bảo, công tác quản lý con giống còn nhiều hạn chế.
Thực hiện Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN ngày 06/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thủy sản và Quyết định số 872/2006/QĐ-UBND ngày 30/3/2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định quản lý chất lượng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm hạn chế dịch bệnh phát sinh, ngăn chặn không để lây lan ra diện rộng gây thiệt hại đến kết quả nuôi tôm, đảm bảo cho nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Các hoạt động sản xuất, ươm, kinh doanh, vận chuyển tôm giống phải thực hiện đúng quy định về quản lý chất lượng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tại Quyết định số 872/2006/QĐ-UBND ngày 30/3/2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tôm giống sản xuất trên địa bàn, hoặc nhập từ tỉnh khác về phải được kiểm dịch qua máy PCR trước khi bán, thả nuôi.
Nghiêm cấm việc kinh doanh, vận chuyển, sang nuôi tôm giống chưa được kiểm dịch bằng máy PCR.
2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
a) Chi cục Thú y căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công phối hợp với các đơn vị liên quan, các địa phương triển khai việc quản lý chất lượng giống tôm; thực hiện kiểm định chất lượng, kiểm dịch tôm giống sản xuất tại chỗ, nhập từ tỉnh khác về, tôm giống được ươm để bán hoặc san ra các ao để nuôi đảm bảo quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y được ban hành tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y và các quy định có liên quan khác.
b) Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản phối hợp với Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm Truyền hình Trung ương đóng trên địa bàn, các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị này và các quy định liên quan đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống và các tổ chức, các hộ nuôi tôm biết để thực hiện;
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm dịch tôm giống tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tôm, các hộ nuôi tôm của tỉnh, giám sát việc chấp hành Chỉ thị và các quy định liên quan để kịp thời ngăn chặn những trường hợp vi phạm;
Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức sản xuất theo hướng thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác tự quản, tổ chức tự quản lý, kiểm tra, giám sát về con giống cũng như công tác bảo vệ môi trường nuôi và các biện pháp phòng chống dịch bệnh; đề xuất Quy chế quản lý trong từng vùng nuôi để yêu cầu các tổ chức, cá nhân tham gia nuôi tôm trong khu vực phải có trách nhiệm chấp hành.
c) Trung tâm Giống thủy sản nước lợ mặn, căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công, phối hợp với Trung tâm Khuyến nông – lâm – ngư tỉnh, các đơn vị liên quan, UBND các xã có nuôi tôm để phổ biến, hướng dẫn các đơn vị, các hội nghề nghiệp, người nuôi tôm thực hiện nghiêm Chỉ thị; huy động lực lượng khuyến ngư viên kiểm tra, phát hiện các trường hợp vi phạm để kịp thời ngăn chặn, xử lý; tổ chức sản xuất, dịch vụ cung cấp giống tôm đảm bảo chất lượng cho người nuôi.
d) Thanh tra chuyên ngành phối hợp với các đơn vị có liên quan và chính quyền địa phương các xã có nuôi tôm tổ chức thanh tra, kiểm tra các vùng nuôi, tiến hành xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm Chỉ thị.
3. UBND các huyện: Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, UBND các xã có nuôi tôm:
a) Phối hợp với các đơn vị liên quan, các đoàn thể tổ chức tuyên truyền và vận động người dân triệt để chấp hành Chỉ thị.
b) Chủ tịch UBND các xã tổ chức kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị và trực tiếp xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc phối hợp với cơ quan chức năng xử lý đối với các trường hợp vi phạm trên địa bàn xã quản lý.
c) Địa phương nào để người dân tiếp tục thả nuôi tôm giống không đảm bảo chất lượng, không qua kiểm dịch bằng máy PCR thì Chủ tịch UBND xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện và Chủ tịch UBND huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc chấp hành Chỉ thị.
4. Xử lý vi phạm: Các tổ chức, các cá nhân có hành vi sản xuất, buôn bán, thả nuôi giống tôm không được kiểm dịch qua máy PCR, vi phạm Chỉ thị này thì bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
5. Chỉ thị được phổ biến đến các tổ chức, cá nhân có liên quan và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện có nuôi tôm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ban, ngành liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị, địa phương có khó khăn vướng mắc cần phản ảnh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo UBND tỉnh quyết định.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh tình hình và kết quả thực hiện./.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 17/2018/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2 Quyết định 279/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ 2014-2018
- 3 Quyết định 279/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ 2014-2018
- 1 Quyết định 23/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 6252/1998/QĐ-UBND Quy chế quản lý hành nghề tôm giống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2 Chỉ thị 01/2012/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống và vùng nuôi tôm mặn, lợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3 Nghị định 31/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
- 4 Quyết định 85/2008/QĐ-BNN về quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Chỉ thị 02/2007/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý tôm chân trắng do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 6 Quyết định 872/2006/QĐ-UBND về quy định về quản lý chất lượng giống thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7 Quyết định 06/2006/QĐ-UBND quy định về quản lý chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 8 Quyết định 15/2006/QĐ-BNN về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9 Quyết định 281/2002/QĐ-UB ban hành qui định về quản lý chất lượng tôm giống của tỉnh Bến Tre
- 10 Quyết định 4525/2000/QĐ-UB ban hành quy định về quản lý chất lượng tôm giống của tỉnh Bến Tre
- 1 Quyết định 281/2002/QĐ-UB ban hành qui định về quản lý chất lượng tôm giống của tỉnh Bến Tre
- 2 Chỉ thị 02/2007/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý tôm chân trắng do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 3 Chỉ thị 01/2012/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống và vùng nuôi tôm mặn, lợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4 Quyết định 06/2006/QĐ-UBND quy định về quản lý chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 5 Quyết định 4525/2000/QĐ-UB ban hành quy định về quản lý chất lượng tôm giống của tỉnh Bến Tre
- 6 Quyết định 23/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 6252/1998/QĐ-UBND Quy chế quản lý hành nghề tôm giống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 7 Quyết định 17/2018/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8 Quyết định 279/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ 2014-2018