ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 45/CT-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 9 năm 1978 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI CHỮ THẬP ĐỎ TRONG TÌNH HÌNH MỚI.
Thời gian qua, công tác chữ thập đỏ đã được củng cố, phát triển mạnh và bước đầu đạt một số kết quả đáng phấn khởi, đặc biệt 6 tháng đầu năm 1978, hội viên chữ thập đỏ ở các chi hội phường, xã, xí nghiệp, trường học v.v… cùng với các đội thanh niên chữ thập đỏ xung kích của các quận, huyện đã lập nhiều thành tích xuất sắc trong các công tác đột xuất như phục vụ biên giới, phòng chống dịch, khám tuyển nghĩa vụ quân sự, bảo vệ trận tự trị an, xây dựng nếp sống mới ở thành phố v.v… Tuy nhiên, trước tình hình và nhiệm vụ mới, công tác chữ thập đỏ cần được phát triển mạnh mẽ, rộng khắp hơn nữa, nội dung và phương thức hoạt động cũng phải chuyển hướng để kịp thời phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của thành phố nhằm đạt các yêu cầu sau đây :
1. Bảo đảm phục vụ sản xuất, chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu trong tình hình mới.
2. Chủ động xây dựng lực lượng và điều kiện hoạt động để sẵn sàng đối phó và hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ khi có tình huống xấu nhất do địch gây ra.
3. Nhanh chóng xây dựng mạng lưới chữ thập đỏ đến tận cơ sở : phường, xã, công nông trường, xí nghiệp, trường học, cơ quan, lực lượng Thanh niên xung phong … trong mỗi tổ dân phố và phấn đấu tiến đến trong mỗi gia đình có 1 hội viên chữ thập đỏ vào cuối năm 1979.
4. Đến cuối năm 1978 phải đào tạo và tổ chức thêm 60.000 hội viên và thanh niên chữ thập đỏ xung kích.
- Mấy biện pháp tổ chức thực hiện :
1. Hội chữ thập đỏ, Sở Y tế thành phố có trách nhiệm phối hợp với Thành đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để đào tạo lực lượng hội viên và thanh niên chữ thập đỏ xung kích bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, hình thành mạng lưới rộng rãi, có quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn công tác sẽ cấp cứu, tải thương, vệ sinh phòng dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân và sẵn sàng tham gia phục vụ chiến đấu khi cần, đặc biệt là trong công tác bảo vệ biên giới và bảo vệ an ninh trật tự trong thành phố.
2. Đề nghị Thành đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đề cao vai trò lãnh đạo đối với lực lượng thanh niên chữ thập đỏ xung kích, bồi dưỡng về chính trị và có kế hoạch phát triển Đoàn trong thanh niên chữ thập đỏ xung kích.
3. Sở Y tế cần chú trọng tuyển chọn số hội viên chữ thập đỏ có thành tích xứng đáng để đào tạo thành nhân viên y tế.
4. Thủ trưởng và cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, trường học v.v… cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức mạng lươk1 chữ thập đỏ, khuyến khích các thanh niên trong cơ quan, đơn vị mình tham gia vào các tổ chức thanh niên chữ thập đỏ xung kích ở các quận, huyện.
5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện cần quan tâm đầy đủ hơn nữa công tác tổ chức, phát triển chữ thập đỏ trong tình hình mới và chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ, cụ thể cho các cấp cơ sở trong việc xây dựng lực lượng thanh niên chữ thập đỏ xung kích đủ sức hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1 Quyết định 6699/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội đã hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 6699/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội đã hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh