ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/CT-CTUBND | Nha Trang, ngày 28 tháng 12 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “NGÀY PHÁP LUẬT” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Ngày 04/10/2010, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ có Công văn số 3535/HĐPH về việc thực hiện “Ngày Pháp luật” trên phạm vi cả nước. Để triển khai thực hiện “Ngày Pháp luật” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau:
1. “Ngày Pháp luật” được lấy làm ngày để tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể (gồm cả các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước Trung ương đóng tại địa phương, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang...) tiến hành tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, người lao động, người sử dụng lao động; cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân; đoàn viên, hội viên các tổ chức, đoàn thể sinh viên, học sinh trong trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp và tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia học tập, tìm hiểu pháp luật theo nội dung, hình thức sinh hoạt do cơ quan, đơn vị, tổ chức đề ra; “Ngày Pháp luật” được tổ chức định kỳ mỗi tháng một lần vào ngày đầu tiên của tháng.
2. Nội dung sinh hoạt “Ngày Pháp luật” phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Tập trung giới thiệu nội dung cơ bản các văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và địa phương mới ban hành, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo có liên quan thiết thực đến phạm vi quản lý, lĩnh vực hoạt động, công tác của từng cơ quan, đơn vị, địa phương và các văn bản quy định hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, đơn vị; văn bản pháp luật liên quan thiết thực đến cán bộ, công chức, người lao động… cũng như quyền, nghĩa vụ công dân; văn bản pháp luật liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế…
3. “Ngày Pháp luật” tại cơ quan, đơn vị, địa phương được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau như: nói chuyện chuyên đề, hội thảo, tọa đàm, thi tìm hiểu pháp luật… Tổ chức các hoạt động giao lưu, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ có lồng ghép các nội dung tuyên truyền pháp luật. Xây dựng và tổ chức sử dụng có hiệu quả Tủ sách (ngăn sách, túi sách) pháp luật; nghiên cứu tìm hiểu pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng đài, báo, truyền hình, internet… Việc sử dụng các hình thức tuyên truyền pháp luật cần chú trọng để việc đưa pháp luật đến với đối tượng là tích cực, tránh gò ép; đồng thời phải thiết thực, phù hợp với từng loại đối tượng tuyên truyền.
4. Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hoà, Báo Khánh Hoà có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp để tuyên truyền, giới thiệu “Ngày Pháp luật” trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Báo Khánh Hoà, các Đài truyền thanh cơ sở và các phương tiện thông tin khác; chú trọng thường xuyên đưa tin, bài giới thiệu về phương pháp, cách làm hay cũng như những tấm gương tốt của tập thể, cá nhân trong việc tuyên truyền và thực hiện các quy định của pháp luật.
5. Kinh phí triển khai thực hiện: Các cơ quan, đơn vị xây dựng kinh phí cho hoạt động “Ngày Pháp luật” của cơ quan, đơn vị mình trong dự trù kinh phí chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của cơ quan, đơn vị. Mức chi cho các hoạt động được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể có kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật” ở địa phương, ngành mình ngay từ những tháng đầu năm 2011; chú trọng các biện pháp triển khai chặt chẽ, đồng bộ để việc tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật” đem lại hiệu quả thiết thực và tạo được ấn tượng, nề nếp tốt ngay từ những lần đầu tiên.
7. Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Khánh Hòa - có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật” trong tỉnh; đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật”, đề xuất xây dựng thang điểm thi đua hàng năm có nội dung tổ chức sinh hoạt “Ngày Pháp luật”; đồng thời định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện Chỉ thị này và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tư pháp./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 202/KH-UBND triển khai Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2017
- 2 Kế hoạch 200/KH-UBND tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 3 Kế hoạch 6020/KH-UBND tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật nước Việt Nam” năm 2017 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 4 Công văn 3535/HĐPH thực hiện “Ngày pháp luật” do Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ ban hành
- 5 Thông tư liên tịch 73/2010/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 6 Chỉ thị 32-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Bí thư ban hành
- 1 Kế hoạch 6020/KH-UBND tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật nước Việt Nam” năm 2017 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2 Kế hoạch 200/KH-UBND tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 3 Kế hoạch 202/KH-UBND triển khai Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2017