ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/CT-UBND | Lạng Sơn, ngày 07 tháng 12 năm 2020 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC BẾP ĂN TẬP THỂ
Trong thời gian qua, với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và sự tham gia tích cực của toàn xã hội, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực, qua đó góp phần phát huy hiệu quả của bếp ăn tập thể trong phục vụ các đối tượng như học sinh, sinh viên, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân và người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế, đặc biệt là vấn đề bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể. Thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 02 sự cố ở bếp ăn tập thể, nạn nhân phải đưa vào cơ sở y tế điều trị, nguyên nhân do sử dụng nguồn nước không bảo đảm vệ sinh và thực hành vệ sinh cá nhân kém. Bên cạnh đó, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể là rất lớn do nhiều nguyên nhân khác như: việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm không an toàn, quy trình chế biến không bảo đảm nguyên tắc một chiều, người trực tiếp chế biến thiếu kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm,... Để tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm, phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ liên quan đến an toàn thực phẩm, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện trách nhiệm được giao. Tăng cường triển khai quyết định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn (theo Quyết định số 35/2020/QĐ-UBND ngày 14/8/2020 của UBND tỉnh); triển khai các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đã được phê duyệt. Huy động cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm đạt mục tiêu “Không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm đông người”.
- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; đề xuất các cơ chế, chính sách, nguồn lực và các điều kiện cần thiết nhằm thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông về an toàn thực phẩm; tăng cường tuyên truyền, tập huấn các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; hướng dẫn người dân lựa chọn và sử dụng thực phẩm an toàn.
- Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, tập trung kiểm soát có hiệu quả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, các cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trong các doanh nghiệp, trường học,… theo phân công, phân cấp quản lý, nhằm bảo đảm chất lượng và an toàn đối với các nguyên liệu thực phẩm, sản phẩm thực phẩm. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng cấp cứu, điều trị người bệnh khi xảy ra ngộ độc thực phẩm; không để người bệnh tử vong do ngộ độc thực phẩm.
- Chỉ đạo quyết liệt đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố, các đơn vị trường học có tổ chức bếp ăn tập thể phải tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ thống bếp ăn tập thể trường học để đề xuất phương án nâng cấp, sửa chữa phù hợp bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm. Tuyệt đối không để các cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm cung ứng các dịch vụ ăn uống trong trường học. Tổ chức giám sát chặt chẽ nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm tại các bếp ăn tập thể.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể của các trường học. Kiên quyết không để xảy ra ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể.
- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức về an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh bằng nhiều hình thức, huy động giáo viên và học sinh tham gia tích cực công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong các trường học; đưa nội dung an toàn thực phẩm vào chương trình ngoại khoá ở các cấp học.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thực hiện tốt công tác quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản nông sản thực phẩm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thuốc kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi. Tập trung quản lý chặt chẽ chất lượng, an toàn các loại rau, củ, quả trên thị trường, đặc biệt về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản, các chất cấm trong trồng trọt. Kiểm soát có hiệu quả đối với hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát vệ sinh thú y.
- Tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP, các mô hình sản xuất an toàn và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đến từng hộ nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thúc đẩy phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; tăng cường quản lý suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh đối với nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng và các thực phẩm khác theo quy định phân công trách nhiệm và theo phân cấp quản lý trên địa bàn tỉnh để ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển thực phẩm nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các đối tượng buôn bán, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn... lưu thông trên thị trường.
- Phối hợp với các trường học để thu thập thông tin, danh sách các thương nhân, tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh, cung cấp thực phẩm cho các trường học trên địa bàn để tổ chức kiểm tra kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định; trong quá trình kiểm tra, kiểm soát cần có sự phối hợp với các cơ quan liên quan để thống nhất chung, không chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan Báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến Nhân dân kiến thức, quy định của pháp luật và các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm.
8. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lạng Sơn
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, dành thời lượng phù hợp để phổ biến kiến thức, quy định pháp luật và các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm. Kịp thời đưa tin các mô hình, các tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến thực hiện tốt công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chịu trách nhiệm về công tác quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn; xác định đây là nhiệm vụ cấp thiết cần tập trung chỉ đạo, điều hành; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các bếp ăn tập thể trường học, ưu tiên bố trí kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Tăng cường chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, chủ động tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các bếp ăn tập thể theo phân cấp quản lý. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động đến từng hộ nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm. Thực hiện nghiêm việc bảo đảm an toàn thực phẩm là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa.
- Tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP, các mô hình sản xuất an toàn khác và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tỉnh
Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai mạnh mẽ các hoạt động thông tin tuyên truyền về an toàn thực phẩm tới các đoàn viên, hội viên và toàn thể Nhân dân trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời và cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.
11. Thủ trưởng các cơ quan, giám đốc doanh nghiệp, hiệu trưởng các trường có bếp ăn tập thể
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể và cơ sở dịch vụ ăn uống. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về bữa ăn tập thể trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý.
- Nếu hợp đồng với cơ sở dịch vụ cung cấp suất ăn sẵn yêu cầu chọn cơ sở có tư cách pháp nhân, có đủ năng lực bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Đối với cơ quan, doanh nghiệp, trường học tự tổ chức bếp ăn tập thể, người được giao quản lý bếp ăn phải ký cam kết trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm với thủ trưởng cơ quan, đơn vị; nguồn nguyên liệu thực phẩm phải có hợp đồng cung cấp, có tài liệu chứng nhận về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; nguồn nước phải bảo đảm vệ sinh theo quy định.
- Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải khẩn trương huy động mọi nguồn lực, phương tiện để sơ cấp cứu người bị ngộ độc; đồng thời báo cáo ngay tình hình ngộ độc thực phẩm cho cơ quan y tế; phối hợp tích cực với cơ quan y tế và các cơ quan liên quan để thực hiện các bước điều tra ngộ độc thực phẩm theo quy định./.
| CHỦ TỊCH |