THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 718-TTg | Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 1997 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÁC NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ NHẰM BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
Sau hai năm thực hiện Nghị định 36/CP của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, sau một năm thực hiện Nghị định 39/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt và Nghị định 40/CP về trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, nhìn chung tình hình trật tự an toàn giao thông trong cả nước đã có những bước chuyển biến tích cực, hạn chế được tai nạn giao thông nghiêm trọng. Đó là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành đoàn thể và chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là sự nỗ lực rất lớn của cấp phường, xã, của các tầng lớp nhân dân trong cả nước.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, có Bộ, ngành, địa phương cũng còn có những thiếu sót, chưa kiên trì, thường xuyên và liên tục việc phối hợp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác này. Do đó, gần đây tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi họp chợ, buôn bán, mở đường ngang trái phép qua đường sắt, đăng đó trên sông, nạn ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn... có chiều hướng gia tăng, số tai nạn giao thông cũng tăng lên.
Để giữ vững và phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo những công tác sau:
1. Đánh giá, rút kinh nghiệm hai năm thực hiện Nghị định 36/CP và một năm thực hiện các Nghị định 39/CP và 40/CP, khẩn trương xây dựng kế hoạch, thống nhất các biện pháp tổ chức thực hiện có tính khả thi và lâu dài.
2. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân các quy định về trật tự an toàn giao thông.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm hoàn chỉnh chương trình, giáo trình giảng dạy cho học sinh ở tất cả các cấp kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông, có thể coi đây là một môn học bắt buộc trong chính khoá.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tư pháp đề xuất biện pháp cải tiến trình tự, thủ tục xử lý vi phạm, hình thức thu tiền phạt nhằm giảm phiến hà cho người bị xử phạt.
5. Các lực lượng thi hành công vụ trong lĩnh vực giữ gìn trật tự giao thông phải tăng cường xử lý các hành vi vi phạm những quy định về trật tự an toàn giao thông, không phân biệt lái xe ôtô, người đi xe máy, xe đạp, hay đi bộ.
6. Phải kiên quyết xử lý nghiêm minh hoặc truy tố trước pháp luật những người thi hành công vụ có hành vi tiêu cực. Người tố giác đúng hành vi tiêu cực của người thi hành công vụ phải được động viên khen thưởng kịp thời.
Để phát động phong trào toàn dân tham gia công tác an toàn giao thông, Thủ tướng Chính phủ quy định tháng 9 hàng năm là "Tháng an toàn giao thông". Ban Chỉ đạo an toàn giao thông Trung ương và các địa phương phải có kế hoạch hành động cụ thể, tổ chức tuyên truyền nhằm nhắc nhở toàn dân, các ngành, các cấp phải đặc biệt quan tâm đến bảo đảm trật tự an toàn giao thông với mục đích giảm tai nạn giao thông trong tháng 9 hàng năm, duy trì những kết quả đạt được từ "Tháng an toàn giao thông" trong những tháng tiếp theo.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức chỉ đạo thực hiện Chỉ thị này nhằm bảo đảm an toàn giao thông nói chung và giảm thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1 Chỉ thị 31/2005/CT-TTg về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 106/2004/TT-BTC về việc sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do ngân sách trung ương cấp do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Chỉ thị 22-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4 Thông tư 03/2002/TT-BGTVT hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển khách, hàng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5 Chỉ thị 56/2000/CT-BGTVT về việc tăng cường công tác đảm bảo trật tự ATGT do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 6 Nghị định 39-CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt
- 7 Nghị định 36-CP năm 1995 về việc bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 1 Chỉ thị 31/2005/CT-TTg về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 03/2002/TT-BGTVT hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển khách, hàng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Chỉ thị 56/2000/CT-BGTVT về việc tăng cường công tác đảm bảo trật tự ATGT do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 4 Chỉ thị 22-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5 Thông tư 106/2004/TT-BTC về việc sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do ngân sách trung ương cấp do Bộ Tài chính ban hành