Thủ tục hành chính: Cho phép thành lập trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn tỉnh, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm - Bà Rịa - Vũng Tàu
Thông tin
Số hồ sơ: | T-VTB-234127-TT |
Cơ quan hành chính: | Bà Rịa – Vũng Tàu |
Lĩnh vực: | Dạy nghề |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan HC |
Thời hạn giải quyết: | Không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân và Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Quyết định hành chính |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật |
Bước 2: | Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, (tầng trệt, khu trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý về nội dung hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận hồ sơ giao cho người đến nộp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do |
Bước 3: | Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ thành lập trung tâm tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định |
Bước 4: | Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi tới, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề.
Căn cứ vào kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm hoàn chỉnh hồ sơ thành lập trung tâm gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp Hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề không đủ điều kiện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do |
Bước 5: | Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình về việc thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm dạy nghề của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cho phép thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn |
Bước 6: | Sau khi ra quyết định cho phép thành lập, Ủy ban nhân dân tỉnh gửi trả kết quả cho tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập Trung tâm. Trường hợp không đủ điều kiện cho phép thành lập thì Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
+ Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trung tâm dạy nghề của tỉnh
+ Quy mô đào tạo tối thiểu 50 học sinh + Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề theo quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong đó: Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; Phải có giáo viên cơ hữu cho từng nghề tổ chức đào tạo * Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề: + Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Cụ thể: . Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 1.000 m2 đối với khu vực đô thị và 2.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; . Phòng học lý thuyết đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,3 m2/01 học sinh quy đổi . Xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/01 học sinh quy đổi + Thiết bị dạy nghề: . Có đủ thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo theo quy định. * Về khả năng tài chính: Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và hoạt động của trung tâm dạy nghề. Nguồn vốn thành lập trung tâm dạy nghề tối thiểu là 02 (hai) tỷ đồng Việt Nam được đóng góp bằng nguồn vốn hợp pháp, không kể giá trị về đất đai |
Chưa có văn bản! |
Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề mẫu số 5b ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề |
07 quyển Đề án thành lập Trung tâm dạy nghề mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề |
Dự kiến số lượng giáo viên đảm bảo phù hợp với quy mô, trình độ cho từng nghề đào tạo của trung tâm |
Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm |
Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất hoặc văn bản thỏa thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương giao đất để xây dựng trung tâm, trong đó xác định rõ về diện tích, mốc giới, địa chỉ của khu đất xây dựng trung tâm |
Văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại (nơi tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề mở tài khoản) về số dư tiền gửi của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và cam kết chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng trung tâm và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trung tâm sau khi được thành lập;
Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập trung tâm |
Đối với Trung tâm dạy nghề tư thục có từ hai thành viên góp vốn trở lên, hồ sơ còn cần phải bổ sung:
. Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trung tâm của các thành viên góp vốn . Danh sách các thành viên Ban sáng lập thành lập trung tâm . Danh sách và hình thức góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn thành lập trung tâm . Danh sách, biên bản góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn |
Số bộ hồ sơ: 1 bộ |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Đề án thành lập trung tâm dạy nghề
Tải về |
1. Thông tư 24/2011/TT-BLĐTBXH về Quy định thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành |
Đơn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề
Tải về |
1. Thông tư 24/2011/TT-BLĐTBXH về Quy định thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành |
Phí và lệ phí
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
1. Quyết định 997/QĐ-UBND năm 2013 về công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi thuộc thẩm quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
Lược đồ Cho phép thành lập trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn tỉnh, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm - Bà Rịa - Vũng Tàu
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!