Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/CTr-UBND

Phú Yên, ngày 16 tháng 3 năm 2017

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH
NHIỆM KỲ 2016-2021

Thực hiện Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, UBND tỉnh xây dựng Chương trình hành động nhiệm kỳ 2016-2021 với những nội dung cơ bản như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Cụ thể hóa những nhiệm vụ và nội dung chủ yếu trong Chương trình hành động của Chính phủ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh và thực tiễn của địa phương.

2. Xây dựng UBND tỉnh hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh.

II. NỘI DUNG

1. Tổ chức bộ máy tinh gọn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Xây dựng bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, liêm chính, quyết liệt hành động, lấy nhân dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ; tập trung thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, hạn chế tác động trực tiếp đến kinh doanh; tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh; phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấp hành pháp luật…; tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

Từng thành viên trong UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhân dân về các nhiệm vụ được giao; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương; tích cực tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể UBND tỉnh theo quy chế làm việc (được ban hành tại Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 12/9/2016), đề cao trách nhiệm cá nhân trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; tăng cường trách nhiệm trong phối hợp công tác; thường xuyên nắm bắt thông tin, chủ động, kịp thời đề xuất xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định mới của Trung ương và thực tiễn địa phương, vận dụng linh hoạt, sáng tạo cơ chế, chính sách, phối hợp xử lý những vấn đề đột xuất, phát sinh và những vấn đề bức xúc trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính và kiểm soát chặt chẽ thủ tục hành chính mới ban hành theo Quyết định số 2349/QĐ-UBND ngày 26/11/2015 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày 08/12/2016 về Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu về cải cách hành chính và nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong các cơ quan nhà nước các cấp. Chú trọng công tác cải cách hành chính ngay từ khâu dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo các quy định về thủ tục hành chính. Tiếp tục nhân rộng thực hiện cơ chế “một cửa” và triển khai cơ chế “một cửa liên thông” ở các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

Tập trung rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế gắn với cải cách công vụ, công chức. Làm tốt công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao. Đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, công chức. Tạo điều kiện để cán bộ trẻ được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Thí điểm thi để bổ nhiệm vào các chức danh quản lý cấp tương đương trưởng phòng cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Đẩy mạnh xã hội hóa các loại dịch vụ công phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho các lĩnh vực đủ điều kiện trên cổng thông tin điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp; ứng dụng chữ ký số trong các văn bản hành chính.

Tiếp tục thực hiện toàn diện, có hiệu quả Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó tập trung hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp; đẩy mạnh công tác thi hành án, công tác bổ trợ tư pháp.

Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là của cán bộ lãnh đạo quản lý. Chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức và công vụ; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong phòng chống tham nhũng, lãng phí.

2. Tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 4 giải pháp đột phá, đã được cụ thể hóa bằng 09 Kế hoạch của UBND tỉnh triển khai thực hiện 06 Chương trình hành động của Tỉnh ủy và 03 Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Tổ chức triển khai kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 12,5%/năm.

a) Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội

- Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển và vận hành thông suốt, hiệu quả các loại thị trường trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Thị trường hàng hóa, dịch vụ; thị trường tài chính; bất động sản; lao động; khoa học và công nghệ…, bảo đảm tính cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, đúng pháp luật.

- Cải thiện môi trường đầu tư, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm. Triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Tỉnh ủy về lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chỉ số PCI, PAPI, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, lành mạnh.

- Chỉ đạo xây dựng các quy hoạch, kế hoạch của tỉnh phù hợp với cơ chế thị trường làm cơ sở cho việc định hướng và phân bổ nguồn lực để phát triển kinh tế bền vững, hiệu quả. Nâng cao năng lực phân tích, dự báo, ứng phó kịp thời với những biến động của tình hình trong nước và thế giới.

- Phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường: Tiếp tục xây dựng, chuẩn hóa và ổn định các cơ chế, chính sách ưu đãi trong các lĩnh vực đầu tư, tài nguyên, môi trường, xuất nhập khẩu, tài chính, thuế phù hợp với tình hình thực tế của địa phương theo lộ trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các Hiệp định thương mại tự do (FTAs). Triển khai các chính sách hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng và chất lượng.

- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, xây dựng và đầu tư công, quản lý nợ công, thuế, phí và lệ phí, kế toán, kiểm toán.

b) Tăng cường các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, tạo cơ sở phát triển bền vững

- Thực hiện tốt việc điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và hiệu quả của Chính phủ: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh bám sát định hướng, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Triển khai đầy đủ, kịp thời chủ trương, chính sách, các văn bản mới về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng tới các cơ quan, đơn vị có liên quan. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng; ưu tiên tín dụng cho vay sản xuất kinh doanh, phát triển thủy sản, nông nghiệp nông thôn; có chính sách khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay mới đối với các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt để tái đầu tư sản xuất, kinh doanh. Kiểm soát chặt chẽ nợ xấu, đảm bảo an toàn hệ thống. Quản lý có hiệu quả thị trường vàng và thị trường ngoại hối. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm, bảo vệ quyền chủ nợ hợp pháp của bên cho vay. Hoàn thiện đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.

- Triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp thu ngân sách, chủ động kế hoạch chỉ tiêu thu theo từng tháng, quý, không để bị động vào những tháng cuối năm; rà soát nguồn thu, chống thất thu, chuyển giá; có biện pháp cụ thể xử lý nợ đọng thuế; nuôi dưỡng, khai thác hiệu quả các nguồn thu; phấn đấu hoàn thành và vượt mức kế hoạch đã đề ra (năm 2017 đạt 3.790 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 8.000 tỷ đồng). Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở chi nhánh, trụ sở làm việc tại tỉnh.

- Triển khai tổ chức thực hiện chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công. Cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng hiệu quả, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển.

- Tăng cường quản lý thị trường, giá cả. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố chống buôn lậu, gian lận thương mại, lừa đảo bán hàng đa cấp, tín dụng đen…

c) Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công theo Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật đầu tư công, bao gồm: Chuẩn bị dự án, thẩm định quyết định chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, thẩm định quyết định đầu tư chương trình, dự án; lập và thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm. Tăng cường các giải pháp hạn chế đầu tư phân tán, dàn trải; xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi các khoản vốn ứng trước; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn của Nhà nước.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tư nhân tham gia đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển các ngành, các sản phẩm có lợi thế, có tiềm năng phát triển.

- Để xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các luật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh, đảm bảo tính thống nhất, công khai, minh bạch, không có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

- Tập trung đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư phát triển, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn và dịch vụ giáo dục, y tế.

- Thực hiện đầu tư hình thức đối tác công tư (PPP) theo hướng minh bạch, ổn định, bình đẳng để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị và dịch vụ công thông qua các hình thức hợp đồng PPP phù hợp như: BOT, BT, BTO...

- Có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các dự án có công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Không cấp phép các dự án tiêu tốn nhiều năng lượng, khai thác khoáng sản không gắn với chế biến sâu, lãng phí tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Tạo điều kiện và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế và hàm lượng tri thức cao. Đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm đối với từng ngành lĩnh vực, khu vực và đối tác. Tăng cường đối thoại chính sách với cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài (xúc tiến đầu tư tại chỗ). Ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm toán, kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư dự án trong quá trình đầu tư, đặc biệt là đầu tư công. Tập trung rà soát, nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.

d) Quyết liệt thực hiện tái cơ cấu tổng thể kinh tế và tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực theo hướng tăng cường đổi mới, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh, xây dựng nền kinh tế năng động, hiệu quả, hội nhập

Triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tiếp tục tập trung 3 trọng tâm: Tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là công ty nhà nước; tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.

Thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ và hiệu quả các ngành, lĩnh vực:

(1) Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới:

- Tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 24/6/2016 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020 đạt khoảng 65% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, số xã còn lại bình quân đạt trên 10/19 tiêu chí.

- Tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Tỉnh ủy về đầu tư hạ tầng và thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên. Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thiện các nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 15/7/2016 của UBND tỉnh nhằm phát triển Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên thành Trung tâm phát triển nông nghiệp hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đạt giá trị kinh tế cao.

- Chuyển dịch cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng lãnh thổ. Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến, nhất là công tác giống, kỹ thuật canh tác, tăng nhanh tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung trang trại, gia trại; chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng đàn bò lai, heo siêu nạc, gà, vịt siêu trứng, siêu thịt. Duy trì quy mô đàn bò năm 2020 khoảng 190.000 con (trong đó tỷ lệ bò lai 70%). Khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị, từ sản xuất giống, thức ăn đến chế biến, tiêu thụ để nâng cao năng suất, giảm bớt chi phí, tăng hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi. Tăng cường dịch vụ thú y, giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Phát triển hầm Biogaz nguồn năng lượng tái tạo từ phụ phẩm của ngành chăn nuôi, góp phần kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đất và nước từ chất thải chăn nuôi, an toàn về môi trường.

- Quản lý, sử dụng bền vững diện tích rừng tự nhiên, thay thế các diện tích kém hiệu quả bằng rừng trồng có năng suất cao; điều chỉnh cơ cấu giống cây lâm nghiệp theo hướng tăng cây đa tác dụng, đa mục tiêu, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người làm nghề rừng; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển rừng sản xuất, sử dụng giống năng suất cao, trồng thâm canh tạo vùng nguyên liệu tập trung cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến. Thực hiện nghiêm quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Tăng cường công tác phòng chống cháy rừng. Phấn đấu tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt 45%.

- Phát triển kinh tế thủy sản có trọng tâm, hợp lý, bền vững, hiệu quả với cơ cấu sản phẩm đa dạng. Tổ chức sắp xếp lại ngành nghề khai thác thủy sản phù hợp với ngư trường, nguồn lợi thủy sản, gắn hoạt động khai thác với việc bảo vệ lãnh hải và giữ vững chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông. Thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật sản xuất muối sạch kết tinh trên nền trải bạc để nâng năng suất, chất lượng muối, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm muối, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cho diêm dân.

- Tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm nông nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân; đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng hóa nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Tăng cường đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở nông thôn (trường học, bệnh viện, trạm y tế..); cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, cụm dân cư đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống và phòng chống thiên tai. Tăng cường đào tạo nghề gắn với giải quyết tốt việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn; quan tâm đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động ven biển. Phát triển mạnh các cơ sở sản xuất công nghiệp -TTCN và dịch vụ ở khu vực nông thôn, để thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp.

(2) Phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp và xây dựng, từng bước tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

- Phát triển công nghiệp - xây dựng với nhịp độ cao, hiệu quả và bền vững làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tự động trong các ngành công nghiệp. Tập trung đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp được xem là mũi nhọn của tỉnh như công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản. Đẩy mạnh các hoạt động khuyến công; khôi phục và phát triển một số làng nghề truyền thống, làng nghề mới phù hợp với điều kiện địa phương. Tăng cường thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhà ở và thị trường bất động sản.

- Nghiên cứu triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, chế tạo, chế biến; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất vật tư và máy nông nghiệp; công nghiệp năng lượng, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (năng lượng gió, mặt trời); công nghiệp điện tử, công nghiệp thông tin,…

- Tập trung đầu tư phát triển khu Kinh tế Nam Phú Yên thành động lực phát triển của tỉnh. Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với khai thác hiệu quả Khu kinh tế Nam Phú Yên, tạo điều kiện thuận lợi để Nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô hoàn thành và đưa vào hoạt động, làm cơ sở thu hút các dự án đầu tư, trong đó ưu tiên kêu gọi các dự án lớn, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường và đóng góp ngân sách lớn.

- Thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhà ở và thị trường bất động sản. Triển khai đề án nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân có thu nhập thấp.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng; tăng cường quản lý, phát triển vật liệu xây dựng theo quy hoạch, khai thác, sử dụng hợp lý.

(3) Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ:

- Phát huy cao nhất tiềm năng các thành phần kinh tế trong hoạt động thương mại, hình thành các trung tâm thương mại lớn của tỉnh, đảm bảo lưu thông hàng hóa nhanh, thuận tiện, kích thích mạnh sản xuất; chú trọng việc tiêu thụ ổn định các sản phẩm hàng hóa tại địa phương, đồng thời cung ứng đầy đủ, kịp thời vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất và hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại; tạo điều kiện để nhà đầu tư sớm hoàn thành Trung tâm thương mại Vincom Tuy Hòa, nâng cấp siêu thị Co.opmart… Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, ổn định giá cả, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ làm lũng đoạn thị trường, buôn lậu, trốn thuế. Kịp thời cung cấp thông tin thị trường để các doanh nghiệp định hướng sản xuất hiệu quả.

- Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng qua chế biến mà tỉnh có lợi thế về nguyên liệu; đồng thời tích cực nghiên cứu, mở rộng và phát triển mạnh các mặt hàng sử dụng lao động trình độ cao và công nghệ tiên tiến như: sản phẩm dầu, hóa dầu, đồ điện gia dụng, lắp ráp điện tử, chế tạo máy móc, cơ khí, chế biến thực phẩm…thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới. Lựa chọn một số sản phẩm đặc trưng có thế mạnh để đầu tư xây dựng thương hiệu hàng hóa: cá ngừ đại dương, nước mắm, tôm đông lạnh, tôm hùm... Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội giao thương với các thị trường tiềm năng nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu. Ưu tiên nhập khẩu thiết bị công nghệ mới, hiện đại, giảm nhanh và tiến tới hạn chế nhập các thiết bị công nghệ lạc hậu hay công nghệ trung gian. Hạn chế nhập khẩu hàng hóa vật tư, thiết bị, cũng như hàng tiêu dùng mà trong nước có thể sản xuất được.

- Có chính sách phát triển mạnh mẽ tạo đột phá để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng theo kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 12/8/2017 của UBND tỉnh. Tập trung đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển đảo; du lịch văn hóa, lịch sử; hình thành các tour du lịch chuyên đề; hình thành những điểm du lịch văn minh, lịch sự, an toàn, các sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo mang đậm bản sắc Phú Yên, tạo sức hút mạnh mẽ để thu hút khách du lịch, cụ thể:

+ Chủ động huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, các khu, điểm du lịch nhất là các di tích, danh thắng quốc gia như Vịnh Xuân Đài và vùng phụ cận gắn với Đầm Ô Loan; Gành Đá Đĩa; Mũi Điện, nơi sinh đồng chí Trần Phú, Tàu không số Vũng Rô, Đền thờ Lương Văn Chánh, Nhà thờ Bác Hồ, Hội trường mùa Xuân, địa đạo Gò Thì Thùng... Đôn đốc và tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án du lịch có quy mô lớn, các dự án ưu tiên đầu tư các khu, điểm du lịch đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tạo tăng trưởng đột phá về phát triển du lịch như Khu du lịch cao cấp Phú Yên, Khu đô thị du lịch Vũng Rô, Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vườn Phượng Hoàng, Khách sạn Kaya 2,…

+ Tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng thành phố Tuy Hòa là một thành phố hiện đại, thân thiện với môi trường, tạo dấu ấn riêng như: công viên biển đường Độc Lập; hồ Vạn Kiếp, hồ Hòa Sơn… Khuyến khích phát triển các dịch vụ, hoạt động về đêm, tăng dần thời gian sinh hoạt về đêm của người dân thành phố Tuy Hòa.

+ Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Phát triển hệ thống các khách sạn, nhà hàng quy mô lớn, hiện đại. Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch, tập trung cao cho việc xây dựng một số thương hiệu sản phẩm du lịch, độc đáo của tỉnh: Núi Nhạn - Chóp Chài; Gành đá Đĩa; Bãi Môn - Mũi Điện - Núi Đá Bia - Vũng Rô; Vịnh Xuân Đài, Nhà thờ Bác Hồ - địa đạo Gò Thì Thùng… thành địa điểm du lịch trọng điểm của tỉnh, có sức thu hút và lan tỏa để phát triển du lịch trong toàn tỉnh.

+ Chú trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch để nâng cao chất lượng phục vụ; tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, huyện; cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch và lao động nghiệp vụ chuyên ngành lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, hướng dẫn viên du lịch, an ninh khách sạn, thuyết minh viên du lịch,…

+ Thực hiện các chương trình đầu tư khai thác các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phục vụ phát triển du lịch.

+ Tăng cường thông tin quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch. Tìm kiếm, kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào Phú Yên để tạo sự đột phá trong phát triển dịch vụ cao cấp, góp phần đưa du lịch của tỉnh ngang tầm quốc gia. Tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Tp Hồ chí Minh mà tỉnh đã ký kết. Tăng cường liên kết với các đối tác nước ngoài để phát triển lữ hành quốc tế.

+ Phấn đấu đến năm 2025, Phú Yên trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn quan trọng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, là cửa ngõ giao thương huyết mạch về kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ và du lịch gắn với phát triển kinh tế biển.

- Phát triển nhanh, đồng bộ các loại hình dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động:

+ Phát triển mạnh hệ thống ngân hàng để trở thành kênh tài chính quan trọng nhất, hoạt động hiệu quả, đồng hành cùng với doanh nghiệp trong phát triển. Tăng cường kiểm soát đối với hoạt động tín dụng, bảo lãnh tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả đồng vốn. Tiếp tục phát triển mạnh các dịch vụ tài chính như: bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính.

+ Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các loại hình vận tải đường bộ, đường thủy, hàng không. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistic để tạo điều kiện phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu, phát triển các ngành dịch vụ khác. Nghiên cứu phát triển loại hình vận tải đa phương thức.

+ Phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử, bảo đảm an toàn an ninh thông tin; xây dựng môi trường pháp lý nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020 gắn với cải cách hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.

+ Phát triển lĩnh vực bưu chính, viễn thông như: hạ tầng kỹ thuật, các dịch vụ…; tăng cường quản lý tần số vô tuyến điện, dịch vụ internet công cộng, trò chơi điện tử công cộng; xây dựng triển khai có hiệu quả về đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành. Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số, từng bước mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh.

đ) Đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường

- Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm hiệu quả tổng hợp và tính hệ thống, nhất là mạng lưới giao thông, điện, nước, thủy lợi, giáo dục, y tế, hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, thu gom và xử lý chất thải rắn, quy hoạch bảo vệ môi trường. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi đê sông, đê biển và các công trình phòng chống thiên tai, bão lũ, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn.

- Phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án từ cấp quốc gia đến địa phương, từng bước nâng cao chất lượng và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, thúc đẩy tăng trưởng tại các khu vực, địa bàn còn khó khăn như vùng núi, ven biển.

- Khảo sát, đầu tư hệ thống trang thiết bị điện tử phục vụ việc kiểm soát, quản lý hoạt động xuất nhập cảng, xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu cảng Vũng Rô đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

e) Xóa bỏ rào cản, phát triển mạnh doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

- Thực hiện nhất quán chủ trương Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp và người dân là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân đầu tư, kinh doanh và phát triển để xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.

- Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Chính phủ, Chương trình, Kế hoạch của Tỉnh ủy về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người lao động. Đồng thời, tăng cường thu hút các doanh nghiệp quy mô lớn có vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế đầu tư vào địa phương góp phần từng bước hình thành một cộng đồng doanh nghiệp có chất lượng tại địa phương. Phấn đấu bình quân mỗi năm thành lập mới khoảng 500 doanh nghiệp; đến năm 2020, toàn tỉnh có 3.500 - 4.000 doanh nghiệp hoạt động.

- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa huy động được các nguồn vốn, nhất là vốn tín dụng ngân hàng. Khuyến khích hình thành doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh, có năng lực cạnh tranh cao, tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp, các loại hình kinh tế tập thể. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể; phát triển doanh nghiệp tư nhân trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế. Hỗ trợ xây dựng doanh nghiệp địa phương phát triển lớn mạnh.

- Triển khai thực hiện kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Thực hiện nghiêm lộ trình tái cơ cấu, cổ phần hóa, giảm tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, xác định trách nhiệm của người đứng đầu; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, công khai minh bạch, chống thất thoát vốn và tài sản, nhất là trong xác định giá trị quyền sử dụng đất khi định giá doanh nghiệp.

g) Phát triển thế mạnh các tiểu vùng, khu kinh tế, phát triển mạnh các ngành kinh tế biển

- Nâng cao chất lượng lập và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, khu kinh tế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng tài nguyên. Nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng và giữa các địa phương trong việc huy động các nguồn lực, đầu tư xây dựng, khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, liên vùng.

- Chú trọng phát triển tiềm năng, thế mạnh từng tiểu vùng, khu kinh tế, các khu công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện phát triển nhanh hơn cho các khu vực, địa bàn còn nhiều khó khăn, nhất là miền núi.

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo theo Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 Hội nghị lần thứ 4, BCH Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

- Ban hành các cơ chế, chính sách để phát triển mạnh, có hiệu quả các ngành kinh tế biển và nâng cao đời sống nhân dân vùng biển. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các ngành khai thác, chế biến dầu khí, cảng biển, đóng và sửa chữa tàu biển, vận tải biển. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc khai thác hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên biển.

- Thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân phát triển khai thác (nhất là đánh bắt hải sản xa bờ) và môi trường thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Xây dựng cơ sở hậu cần nghề cá, tránh trú bão.

h) Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

(1) Về giáo dục, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục đào tạo theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế, cụ thể:

- Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống, rèn luyện kỹ năng sống gắn với giáo dục thể chất, giảm thiểu đuối nước. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục các cấp, các ngành từ giáo dục mầm non đến đại học theo quy định. Tổ chức các lớp đào tạo cho các nhà giáo trong các trường cao đẳng, đại học về chương trình khởi nghiệp và sáng tạo, nâng cao hiệu quả giảng dạy.

- Triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng bảo đảm chất lượng, thiết thực, phù hợp với yêu cầu hội nhập; tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục ở các cấp, phát triển năng lực và phẩm chất người học. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học; tăng cường các hoạt động xã hội, trải nghiệm thực tế và nghiên cứu khoa học.

- Làm tốt công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng. Thực hiện phân luồng giáo dục, đào tạo gắn với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông.

- Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, tin học ở các cấp học, trình độ đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động giảng dạy nghiên cứu, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao chất lượng đào tạo.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề, nhất là giáo dục mầm non, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, dành ngân sách thỏa đáng để cải thiện phòng học, thư viện, nhà vệ sinh; cải thiện điều kiện ăn ở, đi lại cho học sinh nội trú ở vùng sâu, vùng xa. Huy động sự tham gia của toàn xã hội để tăng nguồn đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động của cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp; ưu tiên, tập trung đầu tư hình thành mạng lưới các trường đào tạo nghề chất lượng cao; nâng cao chất lượng đào tạo một số nghề tiếp cận trình độ cả nước. Thực hiện tốt các giải pháp của Chương trình việc làm tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020 nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 2,5%.

- Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo. Mở rộng liên kết hợp tác, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước. Tạo điều kiện để chuyên gia quốc tế và trong nước tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục, đào tạo trong tỉnh.

(2) Về phát triển khoa học và công nghệ:

Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, đưa khoa học công nghệ thực sự giữ vai trò then chốt và trở thành động lực phát triển. Phấn đấu đến năm 2020, Phú Yên đạt mức độ khá so các tỉnh trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và ở mức trung bình khá của cả nước; cơ bản đáp ứng các yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ; phát huy năng lực sáng tạo của mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm 2012 Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Hình thành và phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, trong đó chú trọng dịch vụ chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng; tiếp tục hỗ trợ các trung tâm sự nghiệp khoa học và công nghệ triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao năng lực hoạt động.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình khoa học và công nghệ triển khai trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên cho Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số; huy động nguồn vốn xã hội cho hoạt động khoa học và công nghệ thông qua triển khai việc thành lập quỹ khoa học và công nghệ doanh nghiệp, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hình thành và phát triển thị trường khoa học và công nghệ…

- Hình thành đồng bộ đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ và công nhân kỹ thuật có trình độ cao. Nâng cao trình độ công nghệ, trong đó nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ của các ngành, lĩnh vực then chốt như: khoa học ứng dụng trong nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến, điện, lọc hóa dầu... Tập trung phát triển một số sản phẩm công nghiệp và sản phẩm nông nghiệp chế biến chủ lực có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. Mở rộng hợp tác khoa học và công nghệ với các Viện, Trung tâm lớn trong nước và khu vực miền Trung trong đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ và xây dựng các dự án trọng điểm. Liên kết với các tổ chức khoa học và công nghệ của các quốc gia có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại để tạo khâu đột phá trong việc thu hút các nguồn lực tham gia vào hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh và chuyển giao công nghệ hiện đại từ các nước vào tỉnh.

i) Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên

- Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, giải pháp đồng bộ chủ động ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai theo lĩnh vực, khu vực; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhằm nâng cao khả năng chống chịu và từng bước phát triển kinh tế theo hướng các-bon thấp, tăng trưởng xanh; bảo đảm lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong các chương trình, dự án. Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu. Ưu tiên huy động nguồn lực đầu tư, thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống ngập úng đô thị và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; trong đó tập trung hoàn thành các dự án khắc phục hạn hán và sự cố môi trường.

- Tập trung kiểm soát, khắc phục ô nhiễm môi trường. Tăng cường quan trắc ô nhiễm môi trường biển, cảnh báo và có giải pháp ứng phó kịp thời. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp, nhất là chính quyền địa phương trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường. Thực hiện nhất quán chủ trương không thu hút đầu tư bằng mọi giá, không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế. Hoàn thành kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với những dự án đã đi vào hoạt động, trước hết là các dự án có nguồn thải ra sông, ra biển, các làng nghề, các lưu vực sông. Kiểm soát chặt chẽ việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải. Có cơ chế, chính sách, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm gây ô nhiễm và phải đền bù đầy đủ các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra và đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường. Khuyến khích xã hội hóa các dịch vụ bảo vệ môi trường.

- Rà soát các quy hoạch và tăng cường quản lý, khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, nguồn nước và điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển. Thực hiện Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn đến năm 2025. Triển khai có hiệu quả Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch.

3. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững

a) Cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân

- Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách người có công, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc sống, phấn đấu tuổi thọ trung bình đến năm 2020 đạt 74 - 75 tuổi.

- Thực hiện tốt các chính sách về việc làm, bảo hộ lao động, bảo hiểm thất nghiệp... Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội. Bảo đảm nhu cầu thiết yếu về các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, tập trung tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm.

- Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; ưu tiên nguồn lực phát triển các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng khó khăn, thường xuyên bị thiên tai. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ các chương trình, dự án, từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”; tập trung nâng cao dân trí, thông qua chính sách giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề để bảo đảm mục tiêu thoát nghèo bền vững; nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả gắn với cộng đồng, phù hợp với điều kiện cụ thể về đất đai, phong tục, tập quán, văn hóa của từng vùng. Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm của các hộ gia đình; thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn để khuyến khích người nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và mức sống.

b) Phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

- Thực hiện mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế đạt 85% dân số. Củng cố, phát triển y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu và phát triển y tế chuyên sâu. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng khám, chữa bệnh và y đức của cán bộ y tế ở tất cả các tuyến.

- Tập trung thực hiện các giải pháp khắc phục nhanh tình trạng quá tải bệnh viện. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế, tăng cường sự tham gia của hệ thống y tế ngoài công lập vào việc thực hiện các mục tiêu về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Khuyến khích tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư bệnh viện, phòng khám chất lượng cao tại tỉnh, nhất là y tế tư nhân phát triển theo hướng chuyên khoa có ứng dụng công nghệ cao bằng nguồn vốn tự huy động. Từng bước phát triển các mô hình chăm sóc sức khỏe nhân dân mới, mở rộng hình thức chăm sóc tại nhà. Thực hiện hợp tác công-tư trong lĩnh vực y tế, theo hướng tại các bệnh viện công lập, cho phép huy động các nguồn lực từ cán bộ công chức-viên chức ngành y tế thực hiện đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại để cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao và thu theo viện phí do nhà nước quy định.

- Củng cố và hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng theo mô hình tập trung thống nhất, tinh gọn, hiệu quả từ tỉnh đến huyện để thực hiện tốt công tác dự báo, phòng, chống, kiểm soát dịch, bệnh. Nâng cao hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS, phòng chống các bệnh không lây nhiễm. Tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Khuyến khích phát triển sản xuất thực phẩm sạch. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất cấm trong trồng trọt và chăn nuôi.

4. Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

- Phát triển bền vững văn hóa và con người hài hòa với phát triển kinh tế, đưa hình ảnh, nét đẹp, văn hóa, con người Phú Yên thể hiện vào các sản phẩm đặc trưng của tỉnh để giới thiệu, quảng bá đến du khách trong nước và nước ngoài; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, giữ gìn bản sắc truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới.

- Thực hiện tốt công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; các di tích lịch sử cách mạng, danh thắng và các loại hình nghệ thuật tiêu biểu: tuồng, bài chòi, cồng chiêng, sử thi của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa.  Tiếp thu có chọn lọc văn hóa của các vùng, miền, văn hóa thế giới góp phần làm phong phú thêm các loại hình văn hóa trên địa bàn tỉnh, bắt kịp sự phát triển của thời đại.

- Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh từ mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, cộng đồng và đơn vị. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

- Thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, bảo đảm bình đẳng, đoàn kết, yêu thương, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ. Chú trọng công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới.

- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa; có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa; tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa.

- Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức và chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật vững vàng về chính trị, tư tưởng, tinh thông về nghiệp vụ, có khả năng quản lý Nhà nước; chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận; chú trọng đào tạo đội ngũ trí thức văn hóa cho các dân tộc thiểu số.

- Thực hiện hiệu quả các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chú trọng công tác người cao tuổi, người khuyết tật.

- Phát triển hiệu quả, lành mạnh hệ thống báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ và phát triển địa phương; đáp ứng nhu cầu thụ hưởng ngày càng cao của nhân dân. Tổ chức thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các quy định của Luật báo chí năm 2016.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, phát triển thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tiếp tục nâng cao thành tích của các đội tuyển thể thao thành tích cao mà tỉnh có thế mạnh và một số môn thể thao trọng điểm: Võ thuật, điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, bơi lội... Đẩy mạnh xã hội hóa thể thao, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích tạo điều kiện toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao. Mở rộng giao lưu và hợp tác về thể dục thể thao với các tỉnh.

5. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển

- Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Chỉ thị số 46-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; Kết luận số 05-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XII) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Chủ động nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề nổi lên về an ninh, trật tự, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu kinh tế, chính trị trọng điểm, các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn. Đấu tranh, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng giáp ranh với các tỉnh Tây Nguyên; đảm bảo an ninh tôn giáo, an ninh văn hóa-tư tưởng, an ninh thông tin, an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, kiềm chế, giảm phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội, cháy, nổ. Có giải pháp kiềm chế, giảm tai nạn giao thông trên cả 3 mặt, phấn đấu giảm 30% số người chết do tai nạn giao thông so với nhiệm kỳ trước.

- Theo dõi sát tình hình Biển Đông. Tăng cường năng lực và phối hợp giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo. Tăng cường quản lý, tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân không đánh bắt trên các ngư trường xâm phạm chủ quyền của nước khác.

6. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nhất là về quan điểm, cơ chế chính sách phát triển, tình hình kinh tế - xã hội. Thực hiện nghiêm Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Tăng cường công tác đối thoại chính sách, cung cấp thông tin kịp thời của các cơ quan nhà nước. Tập trung tuyên truyền xây dựng xã hội lành mạnh, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật. Phát huy vai trò giám sát, phản biện của các cơ quan báo chí. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xử lý kịp thời, nghiêm túc các vi phạm trong hoạt động báo chí. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng.

III. TỔ CHỨC VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN.

1. Trên cơ sở những nhiệm vụ và nội dung chủ yếu trong Chương trình hành động này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân công, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động của sở, ngành, địa phương mình trong cả nhiệm kỳ và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ của kế hoạch hàng năm.

2. Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này; định kỳ hàng năm có báo cáo đánh giá gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể trong Chương trình hành động này, các Sở, ngành, địa phương chủ động báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, các  Sở, ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động, định kỳ tổng hợp báo cáo và kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cần thiết bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình hành động này./.

 

 

TM. UBND TỈNH
CHỦ TỊCH





Hoàng Văn Trà