CHÍNH PHỦ - HỘI NÔNG DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN | Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2021 |
Sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững. Từ năm 2017, Chính phủ đã cùng Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện Chương trình phối hợp về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng. Việc thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2017-2020 đã tạo nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt đã từng bước nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, bà con nông dân trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, góp phần bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa tuân thủ đầy đủ quy định về an toàn thực phẩm nhất là trong bối cảnh số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm trên toàn quốc còn rất lớn, phần lớn là các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu; việc kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chất lượng, an toàn còn gặp khó khăn, chưa bền vững.
Để phát huy những kết quả đạt được của Chương trình phối hợp giai đoạn 2017-2020, Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thống nhất triển khai Chương trình phối hợp “Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025”.
1. Nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân (đặc biệt là cơ sở nhỏ lẻ, hộ cá thể) tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm; đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả việc sản xuất nông sản thực phẩm không an toàn; xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng phân biệt sản xuất để ăn với sản xuất để bán.
2. Thúc đẩy việc áp dụng và nhân rộng các mô hình, quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trong phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế vì sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng và góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
3. Phát huy vai trò các cấp Hội và hội viên Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong tuyên truyền, vận động và giám sát việc bảo đảm an toàn thực phẩm.
4. Kịp thời phát hiện, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; đấu tranh, lên án các hành vi vi phạm.
II. CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2025
1. 100% cơ sở sản xuất ban đầu, sơ chế, kinh doanh nhỏ lẻ nông lâm thủy sản ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; Loại trừ hoàn toàn hiện tượng phân biệt sản xuất để ăn với để bán;
2. 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, nhân rộng mô hình của Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm đặc thù OCOP; áp dụng quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trong phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm cho 100% các sản phẩm chủ lực tại địa phương theo tiêu chuẩn quốc tế;
3. 100% cấp Hội cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ tiên tiến vào tuyên truyền, vận động, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.
1. Các tổ chức, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thực phẩm; tập trung vào các hộ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thực phẩm.
2. Các cấp hội và hội viên Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thực phẩm chất lượng, an toàn. Phổ biến về yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn của các nước nhập khẩu nông lâm thủy sản. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và cung cấp kiến thức cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm.
2. Tiếp tục vận động các cơ sở sản xuất ban đầu, sơ chế, kinh doanh nhỏ lẻ nông lâm thủy sản ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, không phân biệt sản xuất để ăn với để bán.
3. Vận động, hướng dẫn, tập huấn áp dụng xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; sơ chế, chế biến sản phẩm đặc thù OCOP; áp dụng quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm theo chuẩn mực quốc tế; chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm; chuỗi giá trị nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn cho các sản phẩm chủ lực của địa phương theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế. Tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, các kỹ năng kinh doanh, marketing tiêu thụ sản phẩm... cho hội viên kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
4. Hỗ trợ kết nối cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm an toàn với nhà phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng mô hình thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản quy mô hộ gia đình sản xuất làm chủ, an toàn, chất lượng quốc tế, chủ động kết nối phát triển thị trường. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, kết nối với các sàn giao dịch thương mại, hội chợ xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
5. Hỗ trợ cho các cấp Hội và hội viên Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; tham gia xây dựng cơ chế, chính sách về an toàn thực phẩm.
6. Phát hiện, kịp thời biểu dương, tôn vinh những điển hình tiên tiến; đấu tranh, lên án các hành vi, các trường hợp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản thực phẩm không an toàn.
V. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
a) Chủ trì, giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các nội dung được phân công trong chương trình phối hợp.
b) Chủ trì biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thực phẩm an toàn; tài liệu hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm về mô hình, quy trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ nông lâm thủy sản thực phẩm an toàn; yêu cầu, tiêu chuẩn của một số thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản của Việt Nam.
c) Phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tập huấn, giám sát, hỗ trợ chuyên môn về an toàn thực phẩm cho các cấp Hội.
d) Phối hợp Bộ Thông tin truyền thông, các cơ quan truyền thông, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thông tin, truyền thông kịp thời về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn và tình hình, kết quả triển khai chương trình phối hợp.
đ) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển khai các nhiệm vụ được phân công theo chương trình phối hợp.
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện chương trình phối hợp của Hội và phối hợp chặt chẽ với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong quá trình triển khai.
b) Chủ trì tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp, hội viên nông dân về kiến thức, quy định của pháp luật, quy định của thị trường nhập khẩu về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; chia sẻ kinh nghiệm về mô hình, quy trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn...
c) Tiếp tục tuyên truyền, vận động các hội viên nông dân, cơ sở sản xuất ban đầu, sơ chế, kinh doanh nhỏ lẻ nông lâm thủy sản ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; loại trừ hoàn toàn hiện tượng phân biệt sản xuất để ăn với để bán, sản xuất để xuất khẩu với sản xuất để tiêu thụ nội địa. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và cung cấp kiến thức cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức đổi mới, sáng tạo trong đó có ứng dụng công nghệ.
d) Vận động, hướng dẫn, tập huấn áp dụng xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; sơ chế, chế biến sản phẩm đặc thù OCOP; áp dụng quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm theo chuẩn mực quốc tế; chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm; chuỗi giá trị nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn cho các sản phẩm chủ lực tại địa phương theo tiêu chuẩn quốc tế, kỹ năng kinh doanh, marketing tiêu thụ sản phẩm... cho hội viên kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
đ) Xây dựng mô hình thương hiệu sản phẩm nông sản quy mô hộ nông dân làm chủ an toàn, chất lượng quốc tế, chủ động kết nối phát triển thị trường. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, kết nối với các sàn giao dịch thương mại, hội chợ xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn; tiếp tục xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn mang thương hiệu Hội Nông dân.
e) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp ở địa phương trong việc tổ chức triển khai nội dung chương trình phối hợp, Kế hoạch triển khai hàng năm; kịp thời phát hiện, tuyên truyền và đề xuất tuyên dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn; phát hiện, lên án các trường hợp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông lâm thủy sản thực phẩm không an toàn.
3. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện chương trình phối hợp của Hội và phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân Việt Nam trong quá trình triển khai.
b) Chủ trì tổ chức tập huấn cập nhật, nâng cao cho đội ngũ cán bộ các cấp Hội về kiến thức, quy định của pháp luật, quy định thị trường nhập khẩu về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm về mô hình, quy trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn.
c) Tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên, cơ sở sản xuất ban đầu, sơ chế, kinh doanh nhỏ lẻ nông lâm thủy sản do phụ nữ tham gia quản lý, được Hội hỗ trợ thành lập ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; loại trừ hoàn toàn hiện tượng phân biệt sản xuất để ăn với để bán, sản xuất để xuất khẩu với sản xuất để tiêu thụ nội địa. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và cung cấp kiến thức cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức đổi mới, sáng tạo trong đó có ứng dụng công nghệ.
d) Vận động, hướng dẫn, tập huấn áp dụng xây dựng, nhân rộng mô hình do phụ nữ tham gia quản lý, được Hội hỗ trợ thành lập về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; sơ chế, chế biến sản phẩm đặc thù OCOP; áp dụng quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm theo chuẩn mực quốc tế; chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm; chuỗi giá trị nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn cho các sản phẩm chủ lực tại địa phương theo tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng và góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, kỹ năng kinh doanh, marketting tiêu thụ sản phẩm... cho hội viên kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
đ) Xây dựng mô hình thương hiệu sản phẩm nông sản quy mô hộ gia đình phụ nữ làm chủ, an toàn, chất lượng quốc tế, chủ động kết nối phát triển thị trường. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, kết nối với các sàn giao dịch thương mại, hội chợ xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
e) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp ở địa phương trong việc tổ chức triển khai nội dung chương trình phối hợp, Kế hoạch triển khai hàng năm; kịp thời phát hiện, tuyên truyền và đề xuất tuyên dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn; phát hiện, lên án các trường hợp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông lâm thủy sản thực phẩm không an toàn.
a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc biên soạn tài liệu và cử cán bộ làm giảng viên trong tập huấn cho các cán bộ, hội viên ở Trung ương và địa phương (cấp tỉnh) theo tài liệu biên soạn.
b) Chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển khai các nhiệm vụ được phân công theo chương trình phối hợp.
c) Phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tập huấn, giám sát, hỗ trợ chuyên môn về an toàn thực phẩm cho các cấp hội.
d) Chủ trì tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng hóa chất, phụ gia trong chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm.
a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc biên soạn tài liệu và cử cán bộ làm giảng viên trong tập huấn cho các cán bộ, hội viên ở Trung ương và địa phương (cấp tỉnh) theo tài liệu biên soạn.
b) Chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển khai các nhiệm vụ được phân công theo chương trình phối hợp.
c) Phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tập huấn, giám sát, hỗ trợ chuyên môn về an toàn thực phẩm cho các cấp hội.
d) Chủ trì, xây dựng và nhân rộng các chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm; triển khai tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho cán bộ, hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ.
đ) Chủ trì tổ chức hỗ trợ kết nối thị trường (trong và ngoài nước) tiêu thụ sản phẩm của các tổ chức, cá nhân sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thanh tra, kiểm tra quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, hàng giả và thực phẩm không an toàn lưu thông trên thị trường.
Cân đối, bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị có liên quan để thực hiện Chương trình phối hợp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm.
8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các cấp triển khai nội dung Chương trình phối hợp trên địa bàn.
b) Phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cùng cấp trong tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp trên địa bàn.
c) Bố trí kinh phí và tạo điều kiện thực hiện nội dung Chương trình phối hợp này đến cấp xã và khu dân cư.
1. Kinh phí thực hiện Chương trình phối hợp được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành; lồng ghép từ các đề án, chương trình và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Hàng năm, căn cứ vào Chương trình phối hợp, các Bộ, ngành, địa phương, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các cơ quan có liên quan theo nhiệm vụ được giao xây dựng dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung trong dự toán kinh phí của cơ quan, tổ chức để gửi Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ BÁO CÁO
1. Định kỳ hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình phối hợp, báo cáo Thủ tướng.
2. Các bên thường xuyên cập nhật thông tin, kết quả thực hiện Chương trình, kịp thời trao đổi, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình.
3. Kết thúc chương trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các cơ quan liên quan đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ | HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM | TM. CHÍNH PHỦ |
|