BAN THƯỜNG TRỰC ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM - THANH TRA CHÍNH PHỦ-BỘ TƯ PHÁP - HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM - LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01-CTPH/MTTQ-TTCP-BTP-HLG-LĐLS | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2014 |
- Căn cứ quy định của Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
- Căn cứ Luật khiếu nại, Luật tố cáo năm 2011, Luật tiếp công dân năm 2013;
- Căn cứ Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội (Ban hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị);
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các bên thống nhất ban hành Chương trình phối hợp giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại tố cáo ở cơ sở, như sau:
1. Mục đích
- Tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân nâng cao nhận thức về pháp luật tiếp công dân, khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tố cáo, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý… tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, hạn chế khiếu kiện sai, góp phần bảo đảm việc khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật. Qua đó, từng bước giảm dần tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở; khắc phục tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, phức tạp, đông người.
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức tham gia với chính quyền cùng cấp, nhất là cấp cơ sở trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tố cáo; góp phần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân.
- Thông qua phối hợp tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhất là các vụ việc phức tạp, đông người, kéo dài để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của công dân phản ánh kịp thời với Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp giải quyết; phát hiện nhu cầu và thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho những người thuộc diện trợ giúp pháp lý.
- Thông qua các hoạt động giám sát, kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo từ cơ sở.
2. Yêu cầu
- Việc giám sát phải thực hiện đúng thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, gắn với việc phát huy quyền làm chủ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân.
- Việc phối hợp phải được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức tham gia phối hợp; được triển khai thực hiện thường xuyên, kịp thời, công khai, minh bạch, hiệu quả; định kỳ có sơ kết, tổng kết nhằm rút kinh nghiệm và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ.
1. Tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân về pháp luật khiếu nại, tố cáo nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo; đồng thời, giải thích về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước để nhân dân hiểu, tự giác chấp hành pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh thỏa thuận hòa giải hoặc quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.
2. Chủ động tham gia phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết các tranh chấp ngay tại cơ sở khi có mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân thông qua các biện pháp hoà giải, tuyên truyền, giáo dục, giải thích chính sách, pháp luật, đồng thời đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở.
3. Tăng cường hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, Tổ hòa giải ở cơ sở để phòng ngừa, hạn chế phát sinh các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo từ cơ sở; phát hiện và kiến nghị chính quyền giải quyết kịp thời những thiếu sót, vụ việc tiêu cực; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền ở cơ sở.
4. Lựa chọn một số vụ việc khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân; những vụ việc khiếu nại, tố cáo đã có kết quả giải quyết của các cơ quan chức năng, có thẩm quyền nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới mà công dân vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo; những vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, vượt cấp, đông người, phức tạp, “điểm nóng” để xem xét, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về hướng xử lý, giải quyết.
5. Trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phản ánh tình hình dư luận nhân dân về khiếu nại, tố cáo, những vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài, vượt cấp để lựa chọn, xây dựng kế hoạch giám sát phù hợp, kịp thời.
6. Rà soát, đề xuất hoàn thiện và nâng cao chất lượng, tính khả thi của các chính sách, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1.1. Chủ trì xây dựng kế hoạch phối hợp giám sát ở Trung ương và hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp triển khai thực hiện Chương trình.
1.2. Chủ trì, lựa chọn những vụ việc khiếu nại, tố cáo theo điểm 4, mục II để xây dựng kế hoạch phối hợp giám sát; phối hợp với các cơ quan, tổ chức ban hành quyết định thành lập Đoàn giám sát khi cần thiết.
1.3. Hướng dẫn Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.
1.3.1. Phối hợp với Thanh tra, Sở Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam, Đoàn Luật sư cùng cấp xây dựng kế hoạch phối hợp giám sát hàng năm; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan chức năng và cung cấp thông tin liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
1.3.2. Hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã phối hợp với các cơ quan Tư pháp, Hội Luật gia, chi hội Luật gia, Thanh tra cùng cấp hướng dẫn Tổ hòa giải, Ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng ở cơ sở thực hiện nội dung của Chương trình phối hợp giám sát.
1.3.3. Hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tham gia kịp thời các vụ việc bức xúc trong nhân dân có thể dẫn đến khiếu nại, tố cáo và báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, tỉnh để kiến nghị có tư vấn pháp lý cho nhân dân qua hỗ trợ tư vấn của Đoàn Luật sư tỉnh, Hội Luật gia tỉnh.
1.4. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Trung ương và cấp tỉnh thông báo kịp thời kết quả giám sát cho Chính phủ, Ủy ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; định kỳ tổng hợp kết quả giám sát để báo cáo tại các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
2.1. Phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình. Chỉ đạo, hướng dẫn Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch phối hợp giám sát hàng năm. Cử cán bộ tham gia các Đoàn giám sát cấp trung ương.
2.2. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; biên soạn, in ấn tài liệu tuyên truyền, tập huấn các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo.
2.3. Chủ trì phối hợp trao đổi kinh nghiệm về thanh tra, kiểm tra, giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo; chủ trì đề xuất tổ chức các hội thảo chuyên đề hoặc mời Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam tham dự các hội thảo chuyên đề có liên quan về khiếu nại, tố cáo do Thanh tra Chính phủ tổ chức.
2.4. Thông qua kết luận và kiến nghị của Đoàn giám sát, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng và các cơ quan liên quan có trách nhiệm kịp thời thanh tra, kiểm tra lại hoặc phối hợp giải quyết và trả lời bằng văn bản kết quả giải quyết cho Đoàn giám sát và người khiếu nại, người tố cáo theo trình tự, thủ tục của pháp luật. Thông báo kết quả giải quyết cho Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
3.1. Phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình; hướng dẫn cơ quan, đơn vị trong Ngành xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch phối hợp giám sát; cử cán bộ tham gia các đoàn giám sát cấp trung ương.
3.2. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo, pháp luật về hòa giải ở cơ sở để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư, góp phần giảm thiểu những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ cơ sở và để người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.
3.3. Phối hợp nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; biên soạn, in ấn tài liệu tập huấn, bồi dưỡng về quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, về hòa giải ở cơ sở.
3.4. Hướng dẫn các Trung tâm trợ giúp pháp lý ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát hiện nhu cầu và cử Trợ giúp viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người thuộc diện trợ giúp pháp lý, trong đó ưu tiên giải quyết các trường hợp theo đề nghị của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
3.5. Phối hợp tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4.1. Phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình. Hướng dẫn Hội Luật gia các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia triển khai chương trình.
4.2. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuyên truyền, vận động Hội Luật gia các tỉnh, thành phố, các Chi hội Luật gia, các trung tâm tư vấn pháp luật và hội viên tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4.3. Trên cơ sở kế hoạch phối hợp giám sát đối với những vụ việc khiếu nại, tố cáo theo điểm 4, mục II do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, lựa chọn, trực tiếp tham gia giám sát và tư vấn cho Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để kiến nghị với cơ quan, tổ chức có liên quan.
4.4. Thực hiện việc tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật cho nhân dân trước, trong và sau khiếu nại, tố cáo theo đề nghị của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
5.1. Phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình. Hướng dẫn Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia triển khai chương trình.
5.2. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo; vận động các đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5.3. Trên cơ sở kế hoạch phối hợp giám sát đối với những vụ việc khiếu nại, tố cáo theo điểm 4, mục II do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, lựa chọn, trực tiếp tham gia giám sát và tư vấn cho Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để kiến nghị với cơ quan, tổ chức có liên quan.
5.4. Phát huy vai trò của đội ngũ luật sư trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu tại địa phương; tập trung tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho nhân dân trước, trong và sau khiếu nại, tố cáo theo đề nghị của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Trung ương và cấp tỉnh.
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn Luật sư Việt Nam để cán bộ, hội viên nâng cao nhận thức về trách nhiệm, tích cực tham gia thực hiện Chương trình.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các bên thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin tình hình, diễn biến vụ việc khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tổ chức các hội thảo chuyên đề về khiếu nại, tố cáo.
3. Khi có yêu cầu của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp về việc góp ý kiến vào các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam có trách nhiệm tổ chức phản biện, góp ý bằng văn bản gửi đến cơ quan, tổ chức yêu cầu. Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tiếp thu ý kiến phản biện.
4. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động phối hợp với Thanh tra nhà nước, Sở Tư pháp, Hội luật gia và Đoàn Luật sư cùng cấp xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình này; đồng thời, phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam, Đoàn Luật sư cùng cấp xây dựng kế hoạch việc thực hiện tư vấn và trợ giúp pháp lý cho nhân dân trước, trong và sau khiếu nại, tố cáo theo đề nghị của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh. Hằng năm, theo dõi, tổng kết, đánh giá về việc thực hiện vai trò của đội ngũ luật sư trong việc thực hiện tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho nhân dân trước, trong và sau khiếu nại, tố cáo.
1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình do một Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Trưởng ban, đại diện lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam làm Phó trưởng ban, đại diện lãnh đạo của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam là thành viên. Định kỳ 3 tháng họp Ban Chỉ đạo một lần; họp đột xuất khi cần thiết.
2. Thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo gồm lãnh đạo cấp vụ, chuyên viên thuộc các đơn vị chuyên môn của các bên tham gia do đại diện lãnh đạo Ban Dân chủ - Pháp luật Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Tổ trưởng.
3. Các cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo theo ngành dọc ở các địa phương ký chương trình phối hợp và tổ chức thực hiện các nội dung Chương trình; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị tỉnh ủy, thành ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả Chương trình.
4. Hằng năm, các bên thống nhất xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện; đồng thời, sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện; đề nghị cơ quan có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Kinh phí tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp:
- Kinh phí chi cho các hoạt động thường xuyên từ nguồn ngân sách của các cơ quan, tổ chức.
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bảo đảm kinh phí tổ chức các cuộc họp, hội nghị sơ kết, tổng kết Chương trình và kinh phí tổ chức thực hiện việc giám sát.
- Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức tham gia Chương trình này có thể thực hiện việc vận động tài trợ, huy động lập Quỹ (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật để hỗ trợ tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình.
- Trường hợp thành lập Đoàn giám sát Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật cho Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
6. Quý IV năm 2014 và quý I năm 2015, tập trung biên soạn tài liệu tuyên truyền, tập huấn; ở Trung ương thống nhất lựa chọn từ 2 đến 3 vụ việc khiếu nại, tố cáo; ở địa phương, mỗi tỉnh, thành phố chọn từ 1 đến 2 vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, phức tạp để giám sát thí điểm rút kinh nghiệm cho việc triển khai cho các năm tiếp theo. Từ quý I năm 2015 triển khai tư vấn pháp lý cho nhân dân theo yêu cầu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giao Ban Dân chủ - Pháp luật; Thanh tra Chính phủ giao Ban Tiếp công dân Trung ương; Bộ Tư pháp giao Thanh tra Bộ; Hội Luật gia Việt Nam giao Ban Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý; Liên đoàn Luật sư giao Trung tâm tư vấn pháp luật làm đầu mối giúp việc Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch, văn bản hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc đơn vị ngành dọc ở các địa phương tổ chức thực hiện.
TM. BAN THƯỜNG TRỰC | THANH TRA CHÍNH PHỦ | |
BỘ TƯ PHÁP | HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM
| |
LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM | ||
Nơi nhận: |
| |
- 1 Chỉ thị 21/CT-TTg năm 2019 về tăng cường thực hiện giải pháp nhằm hỗ trợ, phát huy tốt vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 54/2017/TT-BCA về sửa đổi Điều 1 Thông tư 60/2014/TT-BCA Quy định biểu mẫu sử dụng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 3 Công văn 2808/TTCP-KHTCTH năm 2017 về thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 217-QĐ/TW năm 2013 về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5 Hiến pháp 2013
- 6 Luật tiếp công dân 2013
- 7 Quyết định 2423/QĐ-BTP năm 2013 Kế hoạch tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 8 Luật khiếu nại 2011
- 9 Luật tố cáo 2011
- 1 Quyết định 2423/QĐ-BTP năm 2013 Kế hoạch tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Công văn 2808/TTCP-KHTCTH năm 2017 về thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 3 Thông tư 54/2017/TT-BCA về sửa đổi Điều 1 Thông tư 60/2014/TT-BCA Quy định biểu mẫu sử dụng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 4 Chỉ thị 21/CT-TTg năm 2019 về tăng cường thực hiện giải pháp nhằm hỗ trợ, phát huy tốt vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành