Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM - BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM - LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1111/CTPH-BLĐTBXH-TLĐLĐVN-BHXHVN-LĐTMCNVN-HHDNNVVN

Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2022

 

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP

HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI

Trong thời gian vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan đề xuất với Đảng, Nhà nước, trình Chính phủ ban hành nhiều chính sách chưa có tiền lệ để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; kịp thời tham mưu, cảnh báo và đề xuất thực hiện các biện pháp không để đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, phục hồi nhanh và ổn định thị trường lao động; chủ động nghiên cứu, đề xuất với Trung ương, Quốc hội và Chính phủ các biện pháp và chính sách phục hồi và đảm bảo an sinh xã hội do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, do tình hình đại dịch COVID-19 kéo dài, một bộ phận doanh nghiệp và người lao động còn gặp nhiều khó khăn trong công việc và đời sống. Do nhu cầu trang trải cuộc sống trước mắt, một bộ phận người lao động đã chuyển sang hưởng bảo hiểm xã hội một lần, ảnh hưởng đến việc đảm bảo an sinh lâu dài, bền vững của người lao động và sự ổn định, phát triển lâu dài của thị trường lao động.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động và đẩy nhanh phục hồi thị trường lao động, đáp ứng đủ lao động cho doanh nghiệp và các tchức kinh tế, kịp thời hỗ trợ người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thống nhất Chương trình phối hợp triển khai các giải pháp về việc hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động và phát triển thị trường lao động, đảm bảo an sinh xã hội, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH

1. Triển khai quyết liệt, có hiệu quả, bảo đảm tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ.

2. Đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định trong tình hình mới. Kết nối tốt cung cầu và phát triển thị trường lao động bền vững, cung ứng đủ và kịp thời lao động có chất lượng cho thị trưng.

3. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, nhất là chính sách bảo hiểm xã hội, đảm bảo an sinh xã hội bền vững đối với người lao động.

II. NỘI DUNG PHỐI HỢP

1. Phối hợp triển khai thực hiện và đánh giá kết quả các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, nhất là tổng kết, đánh giá các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ, nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét các chính sách hỗ trợ mới trong trường hợp cần thiết.

2. Tập trung phối hợp triển khai có hiệu quả Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 theo Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung các giải pháp hỗ trợ phát triển cung - cầu lao động, tạo việc làm tốt hơn cho người lao động, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động, tăng tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 45% vào 2025 và đạt 60% năm 2030.

3. Triển khai chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ kịp thời, chính xác, trong đó tập trung phổ biến để người lao động nắm rõ chính sách; tuyên truyền cho các doanh nghiệp về chính sách và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách; phối hợp vi các địa phương rà soát, xác định danh sách doanh nghiệp thuộc phạm vi thực hiện chính sách, tạo thuận lợi người sử dụng lao động, người lao động trong việc tiếp cận chính sách; giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện thông qua các cấp công đoàn.

4. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tập trung tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục hồi và ổn định thị trường lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ.

5. Giao Cục Quan hệ lao động và Tiền lương thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về mô hình "Chi lương linh hoạt", tham mưu cho Ủy ban Quan hệ lao động xem xét khuyến nghị, báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền cho chủ trương trước khi triển khai thực hiện mô hình "Chi lương linh hoạt", bảo đảm đúng quy định của pháp luật lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định theo tinh thần Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

6. Thúc đẩy việc hoàn thiện và thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, tham mưu với Chính phủ, trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì, quyết liệt triển khai Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 21/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền bảo hiểm xã hội.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm xã hội, đảm bảo thân thiện, công khai, minh bạch cho người dân và doanh nghiệp. Tham mưu các cơ quan chức năng và các địa phương xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng để trục lợi.

Các cơ quan phối hợp xây dựng kế hoạch, đầu tư nguồn lực, tập trung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người lao động hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích, vai trò, ý nghĩa của chính sách bảo hiểm xã hội về lợi ích lâu dài của việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm an sinh xã hội bền vững, hạn chế tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một ln, không đảm bảo an sinh xã hội lâu dài và bền vững cho người lao động. Phối hợp tuyên truyền về việc thực hiện Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ vào mục đích và nội dung Chương trình phối hợp, nhiệm vụ, kế hoạch hàng năm, Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giao cho các cơ quan thường trực phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng năm.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện chỉ đạo triển khai hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, phát triển thị trường lao động đảm bảo an sinh xã hội. Giao Cục Việc làm là đơn vị thưng trực, chủ trì, phối hp với Vụ Bảo hiểm xã hội, Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, Cục An toàn lao động và các đơn vị liên quan triển khai việc thực hiện Chương trình phối hợp.

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao Ban Chính sách - Pháp luật là đơn vị thường trực, chủ trì thực hiện Chương trình phối hp.

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội là đơn vị thường trực, chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ, Trung tâm Truyền thông và các đơn vị liên quan thực hiện Chương trình phối hợp.

- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam giao Văn phòng Giới sử dụng lao động là đơn vị thường trực, chủ trì thực hiện Chương trình phối hợp.

- Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giao Ban Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động là đơn vị thường trực, chủ trì thực hiện Chương trình phối hợp.

2. Các cơ quan chỉ đạo ngành dọc tương ứng ở cấp tỉnh căn cứ điều kiện và nhiệm vụ cụ thể của địa phương xây dựng và triển khai chương trình phối hợp phù hợp.

3. Định kỳ 06 tháng một lần, các đơn vị thường trực tiến hành họp sơ kết, rút kinh nghiệm, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình phối hợp và đề xuất kế hoạch triển khai tiếp theo.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Việc làm), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (qua Ban Chính sách pháp luật), Bảo hiểm xã hội Việt Nam (qua Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (qua Văn phòng Giới sử dụng lao động), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (qua Ban Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động) để phối hợp giải quyết./.

 

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG VIỆT NAM
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Văn Anh

BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Bá Hoan

BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Lê Hùng Sơn

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI
VÀ CÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Quang Phòng

 

HIỆP HỘI
DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA VIỆT NAM
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
KIÊM TỔNG THƯ KÝ



Tô Hoài Nam

 

Nơi nhận:
- Thường trực Ban Bí thư (để báo cáo);
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- UBTW MTTQVN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ LĐTBXH: Lãnh đạo Bộ; Cục QHLĐ&TL; Cục VL; Vụ BHXH; Vụ PC; Vụ KHTC;
- Tổng LĐLĐVN: Đoàn Chủ tịch; các đơn vị thuộc TLĐLĐVN;
- BHXHVN: Lãnh đạo BHXHVN; các đơn vị thuộc BHXHVN;
- LĐTMCNVN : Lãnh đạo LĐTMCNVN; các đơn vị thuộc LĐTMCNVN;
- HH DNNVVN: Ban chấp hành HHDNNVVN; các đơn vị thuộc HH;
- Sở LĐTBXH các t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương;
- Chi nhánh, VPĐD Phòng TM và CNVN;
- Lưu: VT các cơ quan : Bộ LĐTBXH; Tổng LĐLĐVN; LĐTMCNVN; HH DNNVVN.