Chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức
Ngày gửi: 17/01/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật cán bộ, công chức 2008.
– Nghị định 150/ 2013/ NĐ- CP.
– Luật tố tụng hành chính 2015.
2. Nội dung tư vấn:
Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về công chức tại khoản 2 điều 7 như sau
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức trong trường hợp này được quy định tại Nghị định 158/ 2007/ NĐ- CP quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn kì chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định 150/ 2013/ NĐ- CP sửa đổi bổ sung Nghị định 158/ 2007/ NĐ- CP.
Điều 7 Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định về thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác như sau: “Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là 03 năm (đủ 36 tháng) đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân“. Khoản 4 Điều 1 Nghị định 150/2013/NĐ- CP sửa đổi bổ sung Điều 7 Nghị định 158/2007/NĐ- CP như sau:
“Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là từ 02 năm (đủ 24 tháng) đến 05 năm (đủ 60 tháng) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Thủ trưởng các cơ quan quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này ban hành văn bản quy định cụ thể thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan.”
Như vậy, thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác là từ 02 năm đến 05 năm. Tuy nhiên, trường hợp của bạn đã có quyết định chuyển đổi vị trí công tác trong thời hạn 03 năm. Do đó khi hết thời hạn chuyển đổi vị trí công tác, cơ quan có thẩm quyền phải có nghĩa vụ chuyển bạn từ Trung tâm phát triển quỹ đất huyện về Phòng tài nguyên và Môi trường huyện. Điều 13 Nghị định 158/2007/NĐ- CP quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Theo đó:
“1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được phân cấp quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức chịu trách nhiệm thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Nghị định này.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra và báo cáo cấp trên trực tiếp việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền quản lý được phân cấp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình”.
Như vậy, từ những căn cứ trên, các cơ quan có thẩm quyền thực hiện định kỳ chuyển đổi công tác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Điều 16 Nghị định 158/2007/NĐ- CP quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực này, theo đó:
“Trường hợp vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, thì tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Nếu hết thời hạn giải quyết mà cơ quan có thẩm quyền không giải quyết khiếu nại hoặc việc giải quyết khiếu nại không đảm bảo quyền, lợi ích của bạn, bạn có quyền khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền yêu cầu giải quyết. Khoản 1 Điều 115 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó”.
Theo Điều 32 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì Tòa án nhân dân tỉnh có thẩm quyền giải quyết một số khiếu kiện, trong đó có:
“Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án“.
Hồ sơ, thủ tục, trình tự khởi kiện được quy định tại Luật tố tụng hành chính 2015.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691