Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi làm sai công việc
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật lao động năm 2012
2. Nội dung tư vấn
Theo quy định tại Điều 3, Bộ luật lao động năm 2012 như sau về: Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động:
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì bên doanh nghiệp chuyển bạn làm công việc khác so với hợp đồng là không đúng quy định.
Trong trường hợp của bạn, nếu bạn có sai sót trong quá trình làm việc và lỗi này được ghi nhận trong nội quy công ty thì bạn phải chịu hình thức kỉ luật mà trong nội quy đã quy định, tuy nhiên về trình tự xử lý kỉ luật thì theo quy định tại Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:
"Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.
2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.
3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
4. Người giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.
… "
Có thể thấy, việc xử lý kỉ luật đối với bạn (nếu có) phải được thực hiện theo đúng trình tự trên, do bạn chỉ nói quản lý nhân sự đã điều bạn làm công việc khác trái với chuyên môn của bạn thì có thể không coi việc này là kỉ luật bởi vì đối với các hình thức kỉ luật thì có 3 hình thức chính là khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức và sa thải. Việc công ty giao cho bạn làm công việc khác sẽ được coi là hoàn toàn hợp pháp nếu trong hợp đồng lao động khi bạn kí kết với công ty có quy định việc công ty có thể điều bạn làm một công việc khác nếu có yêu cầu, còn nếu hợp đồng lao động quy định việc bạn chỉ làm đúng công việc của mình, chuyên môn của mình thì công ty không có quyền điều bạn làm công việc khác trái với chuyên môn, căn cứ quy định tại Điều 23 Bộ luật lao động 2012 về nội dung hợp đồng lao động:
"1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
… "
Theo quy định tại Điều 3, Bộ luật lao động năm 2012 Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động
"1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
3. Sa thải."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 024.6294.9155
Như vậy, đối với nội dung hợp đồng trong phần công việc cần ghi rõ công việc mà người lao động phải thực hiện là gì, nếu công việc đó chỉ là công việc chuyên môn của bạn mà công ty buộc bạn làm công việc khác bạn hoàn toàn có quyền từ chối theo quy định của hợp đồng lao động và điều này là không trái pháp luật lao động hiện hành, đồng thời bạn có thể trực tiếp khiếu nại hay khởi kiện công ty vì hành vi vi phạm các điều khoản trong hợp đồng lao động để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691