BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2017/TT-BTTTT | Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2017 |
BAN HÀNH DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRỌNG ĐIỂM
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm:
Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm (sau đây gọi tắt là Danh mục).
Điều 2. Nguyên tắc xây dựng và mục đích áp dụng Danh mục
1. Danh mục bao gồm các sản phẩm công nghệ thông tin bảo đảm ít nhất một trong các tiêu chí quy định tại Điều 50 Luật Công nghệ thông tin.
2. Danh mục được xây dựng nhằm hình thành hệ thống sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; làm sở cứ phục vụ cho các hoạt động đầu tư; áp dụng các chính sách thuế và chính sách ưu đãi; quản lý xuất nhập khẩu; quản lý chất lượng và các hoạt động khác liên quan tới sản phẩm công nghệ thông tin.
3. Danh mục sẽ được cập nhật, bổ sung theo yêu cầu của thực tiễn.
4. Danh mục được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2 tháng 4 năm 2017.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) để nghiên cứu, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉnh sửa, bổ sung Danh mục./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRỌNG ĐIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2017/TT-BTTTT ngày 16/2/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
STT | Tên sản phẩm | Ghi chú |
1 | Thiết bị thu/phát/chuyển đổi tín hiệu sử dụng trong truyền hình số thế hệ thứ 2 và các thế hệ sau |
|
2 | Thiết bị Ipv6 bao gồm: - Thiết bị mạng lõi - Thiết bị định tuyến - Thiết bị đầu cuối FTTH - Thành phần hỗ trợ Ipv6 trong điện thoại thông minh, máy tính bảng, thiết bị IoT |
|
3 | Thẻ RFID, thiết bị đọc thẻ RFID | RFID: thiết bị định dạng thông qua sóng radio |
4 | Phần mềm nền tảng mở kết nối IoT | Tập hợp các công nghệ, thư viện mở cho phép phát triển các ứng dụng quản lý các thiết bị IoT và khai thác dữ liệu thu được từ các thiết bị này |
5 | Phần mềm nền tảng mở phân tích dữ liệu lớn | Tập hợp các công nghệ, thư viện mở cho phép phát triển các ứng dụng tổ chức, khai thác, phân tích dữ liệu lớn với hiệu suất cao |
6 | Phần mềm nền tảng mở Chính phủ điện tử | Tập hợp các công nghệ, thư viện mở cho phép phát triển các ứng dụng dùng trong chính phủ điện tử có tính kết nối, module hóa cao |
7 | Sản phẩm đảm bảo an toàn thông tin bao gồm: a. Sản phẩm an toàn hạ tầng mạng: - Tường lửa cơ bản/tích hợp/web/cơ sở dữ liệu - Thiết bị phòng chống mối nguy hại thường trực (APT) - Thiết bị phòng chống tấn công từ chối dịch vụ (DoS/DDoS) - Thiết bị quản lý truy cập thiết bị đầu cuối (NAC) - Thiết bị kết nối mạng riêng ảo (VPN Gateway) - Thiết bị hỗ trợ xác thực mạnh - Thiết bị mã hóa kênh truyền vật lý b. Sản phẩm an toàn máy chủ và ứng dụng: - Phần mềm phòng chống phần mềm độc hại (anti-virus) - Phần mềm tường lửa ứng dụng - Phần mềm phòng chống xâm nhập (Host based IDS) c. Sản phẩm an toàn dữ liệu: - Sản phẩm mã hóa dữ liệu - Sản phẩm chống thất thoát dữ liệu - Sản phẩm khôi phục dữ liệu d. Sản phẩm an toàn thông tin: - Sản phẩm giám sát an toàn thông tin - Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin - Sản phẩm hỗ trợ điều tra, phân tích sự cố an toàn thông tin - Sản phẩm quản lý vận hành hệ thống tập trung đ. Sản phẩm an toàn cho thiết bị đầu cuối và thiết bị di động: - Sản phẩm gateway loT an toàn - Phần mềm an toàn thông tin trên thiết bị di động e. Sản phẩm an toàn thông tin đặc thù theo lĩnh vực: quốc phòng, an ninh, điều khiển công nghiệp. | Sản phẩm bao gồm phần cứng và phần mềm |
- 1 Decree No. 132/2013/ND-CP of October 16, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Information and Communications
- 2 Decision No. 13/2007/QD-BBCVT of June 15, 2007 approving the planning on development of information and communication technology in the central key economic region up to 2010, and orientations towards 2020
- 3 Decree of Government No.71/2007/ND-CP of May 03, 2007 detailing and guiding the implementation of a number of articles of The Law on information technology regarding information technology industry
- 4 Law No. 67/2006/QH11 of June 29, 2006 on information technology