- 1 Decision No.1655/1998/QD-BTM of December 25, 1998 issuing the list of consumer goods to help determine import tax payment time limit
- 2 Circular No. 172/1998/TT-BTC of December 22, 1998, providing guidelines for implementation of Decrees 54-CP dated 28 August 1993 and 94/1998/ND-CP dated 17 November 1998 of the Government making detailed provisions for implementation of the Law on import and export duties and Laws on amendment of and addition to the Law on import and export duties.
- 1 Decision No. 26/2006/QD-NHNN of June 26, 2006, promulgating the regulation on bank guaranty
- 2 Circular No. 28/2012/TT-NHNN of October 03, 2012, providing on bank guarantee
- 3 Circular No. 07/2015/TT-NHNN dated June 25, 2015, stipulating the Bank guarantee
- 4 Circular No. 11/2022/TT-NHNN dated September 30, 2022 on prescribing bank guarantee
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/1999/TT-NHNN14 | Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 1999 |
Để triển khai thực hiện điểm 3đ, Điều 4 của Nghị định 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về việc bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu hàng tiêu dùng và góp phần thực hiện các Luật thuế mới của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu đối với hàng tiêu dùng như sau:
a. Bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu hàng tiêu dùng của các tổ chức tín dụng là sự cam kết của tổ chức tín dụng đối với cơ quan thu thuế (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thay cho khách hàng là bên nhập khẩu (bên được bảo lãnh) trong trường hợp khách hàng không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu cho cơ quan thu thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo chính thức của cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp.
b. Bên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm:
Các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng Đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng hợp tác, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh (sau đây gọi tắt là các tổ chức tín dụng).
Các tổ chức tín dụng được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình.
c. Bên được bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, được phép nhập khẩu hàng tiêu dùng và phải nộp thuế nhập khẩu hàng tiêu dùng theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (gọi tắt là khách hàng).
d. Bên nhận bảo lãnh là cơ quan Hải quan hoặc các cơ quan thu thuế khác theo Luật định, có trách nhiệm thu thuế nhập khẩu hàng tiêu dùng (sau đây gọi là cơ quan thu thuế).
a. Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi nhân sự, được thành lập và hoạt động theo Luật pháp hiện hành của Việt Nam.
b. Mặt hàng nhập khẩu phải phù hợp với phạm vi kinh doanh đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thuộc danh mục hàng tiêu dùng nêu tại điểm 2 của Thông tư này. Nếu là hàng nhập khẩu có điều kiện thì phải có giấy phép do Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành cấp theo quy định hiện hành về quản lý xuất nhập khẩu.
c. Có đơn đề nghị bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu hàng tiêu dùng, trong đó nêu rõ lý do đề nghị bảo lãnh.
d. Có phương án kinh doanh hàng nhập khẩu có lãi.
đ. Kinh doanh có lãi, không có nợ thuế quá hạn với Ngân sách và nợ quá hạn với tổ chức tín dụng.
e. Có tài sản làm đảm bảo cho khoản được bảo lãnh.
g. Có hợp đồng nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài và thanh toán ngay (không phải là nhập hàng trả chậm).
9. Cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với Bên nhận bảo lãnh phải được lập thành văn bản.
Thẩm quyền ký bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu hàng tiêu dùng của các tổ chức tín dụng do tổ chức tín dụng hướng dẫn trong hệ thống của mình, theo các quy định của pháp luật.
Bên bảo lãnh có quyền trích tài khoản tiền gửi của Bên được bảo lãnh (nếu có) hoặc phát mại tài sản bảo đảm của bên được bảo lãnh để thu hồi nợ.
12. Hạch toán kế toán và thông tin báo cáo
Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng hướng dẫn việc hạch toán kế toán bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu hàng tiêu dùng trong hệ thống của mình, theo chế độ kế toán hiện hành.
Bên được bảo lãnh có trách nhiệm báo cáo định kỳ (vào cuối mỗi tháng, quý, năm) cho bên bảo lãnh về tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính và tiêu thụ sản phẩm của mình. Ngoài những báo cáo định kỳ, bên được bảo lãnh còn có trách nhiệm báo cáo đột xuất tình hình của mình theo yêu cầu của bên bảo lãnh trong thời gian được bảo lãnh.
13. Chế độ kiểm tra, kiểm soát
Bên được bảo lãnh phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của bên bảo lãnh như kiểm tra, kiểm soát đối với một khoản vay, bao gồm kiểm tra trước, trong và sau khi bảo lãnh.
Tổ chức tín dụng bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu hàng tiêu dùng phải báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước theo chế độ hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Trên cơ sở các quy định của Thông tư này, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng hướng dẫn và tổ chức thực hiện. Quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, các tổ chức tín dụng phản ánh kịp thời về Ngân hàng Nhà nước để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi kịp thời.
| Nguyễn Văn Giàu (Đã ký) |
- 1 Decision No.1655/1998/QD-BTM of December 25, 1998 issuing the list of consumer goods to help determine import tax payment time limit
- 2 Circular No. 172/1998/TT-BTC of December 22, 1998, providing guidelines for implementation of Decrees 54-CP dated 28 August 1993 and 94/1998/ND-CP dated 17 November 1998 of the Government making detailed provisions for implementation of the Law on import and export duties and Laws on amendment of and addition to the Law on import and export duties.