- 1 Decree No. 17/2008/ND-CP of February 4, 2008, defining the functions, tasks. powers and organizational structure of the Ministry of Construction.
- 2 Decision No. 152/2008/QD-TTg dated November 28 2008, approving the scheme for exploring, extracting, processing and using minerals as buiding materials in Vietnam by 2020
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2012/TT-BXD | Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2012 |
HƯỚNG DẪN XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn các hoạt động liên quan đến việc xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (sau đây gọi chung là khoáng sản làm vật liệu xây dựng).
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về thương mại tham gia xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại Việt Nam (trừ trường hợp đưa khoáng sản làm vật liệu xây dựng từ nội địa vào khu phi thuế quan để xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng kết cấu công trình trong khu phi thuế quan).
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản là cơ quan được quy định tại Điều 82 Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12.
2. Chế biến khoáng sản là quá trình hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản hoặc hoạt động khác nhằm đạt các chỉ tiêu của nguyên liệu hoặc sản phẩm cho các lĩnh vực sử dụng.
3. Cát xây dựng là cát tự nhiên ở mỏ, sông, suối có hàm lượng SiO2< 85% (trừ cát trắng Silic, cát nhiễm mặn) thuộc danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và cát nghiền từ đá dùng trong xây dựng.
4. Đá xây dựng là các loại đá tự nhiên thuộc danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được đập, nghiền và phân loại theo kích thước dùng làm cốt liệu bê tông, kè bờ, xây móng, xây tường, làm đường.
5. Đá khối là loại đá tự nhiên chưa được gia công thành sản phẩm cuối cùng có thể tích từ 0,5 m3 trở lên.
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Điều 3. Danh mục khoáng sản được phép xuất khẩu
1. Khoáng sản được phép xuất khẩu là khoáng sản được ban hành tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
2. Khoáng sản không thuộc danh mục được phép xuất khẩu nhưng trong những trường hợp đặc biệt cần thiết có nhu cầu xuất khẩu, thì Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 4. Điều kiện khoáng sản làm vật liệu xây dựng được phép xuất khẩu.
1. Khoáng sản thuộc danh mục được phép xuất khẩu phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này và không thuộc danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng không được phép xuất khẩu ban hành tại Phụ lục 2 của Thông tư này (trừ khoáng sản tạm nhập, tái xuất).
2. Khoáng sản có nguồn gốc như sau:
a) Khoáng sản được khai thác từ các mỏ có giấy phép khai thác còn hiệu lực tại thời điểm khai thác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyển cấp phép.
b) Khoáng sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại có chứng từ hợp lệ mua hoặc đấu giá.
c) Khoáng sản tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để chế biến và xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trường hợp này, doanh nghiệp phải có Tờ khai nhập khẩu chứng minh khoáng sản đã chế biến để xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu.
Điều 5. Hồ sơ xuất khẩu khoáng sản bao gồm:
1. Hồ sơ xuất khẩu hàng hóa theo quy định của Luật Hải quan.
2. Kết quả thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu cơ, lý, hoá của khoáng sản phù hợp với các quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này phải được các phòng thí nghiệm LAS-XD hoặc tương đương trở lên xác nhận (trừ đá ốp lát, đá phiến lợp, phiến cháy).
3. Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc khoáng sản như sau:
a) Đối với doanh nghiệp tự khai thác và chế biến khoáng sản hoặc được ủy quyền khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản: Doanh nghiệp phải có bản sao công chứng giấy phép khai thác khoáng sản và giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến khoáng sản. Trường hợp, đơn vị khai thác khoáng sản chưa có nhà máy chế biến phải bổ sung giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến của đơn vị đã được thuê chế biến khoáng sản và hợp đồng thuê chế biến khoáng sản.
c) Đối với doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động xuất khẩu khoáng sản mua khoáng sản đã qua chế biến để xuất khẩu: Doanh nghiệp phải có hợp đồng mua bán, bản sao công chứng các giấy phép khai thác khoáng sản, hoá đơn thuế giá trị gia tăng và giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến khoáng sản của bên bán.
d) Đối với doanh nghiệp nhập khẩu khoáng sản để chế biến và xuất khẩu: Doanh nghiệp phải có Tờ khai nhập khẩu chứng minh khoáng sản đã chế biến để xuất khẩu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Điều 6. Báo cáo về xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng
1. Doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản phải lập báo cáo gửi UBND cấp tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này trước ngày 15 tháng 1 hàng năm; UBND cấp tỉnh lập báo cáo gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 30 tháng 1 hàng năm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo được lập định kỳ 01 năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
2. Ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước liên quan để phục vụ cho công tác quản lý, doanh nghiệp xuất khẩu phải báo cáo đột xuất về tình hình xuất khẩu khoáng sản.
Điều 7. Kiểm tra xử lý vi phạm
1. Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành pháp luật trong hoạt động xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở các địa phương.
2. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Thông tư này, tuỳ theo mức độ và hành vi vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 6 tháng 11 năm 2012 và thay thế Thông tư số 18/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Xây dựng để xem xét, xử lý./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC, TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2012/TT-BXD Ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng)
TT | Danh mục khoáng sản | Tiêu chuẩn xuất khẩu | Điều kiện |
1 | Cát |
|
|
1.1 | Cát trắng | Hàm lượng SiO2 ≥ 99 % |
|
1.2 | Cát vàng làm khuôn đúc, lọc nước | Hàm lượng SiO2 ≥ 95 % và kích thước cỡ hạt ≤ 2,5 mm |
|
1.3 | Cát nghiền | Kích thước cỡ hạt ≤ 5 mm |
|
1.4 | Cát nhiễm mặn | Hàm lượng Cl- ≥ 0,05 % Hàm lượng TiO2 ≤ 1000 ppm | Các dự án được Thủ tướng Chính phủ cho phép, địa phương không có nhu cầu sử dụng |
2 | Đá vôi: làm nguyên liệu sản xuất kính xây dựng, luyện kim, nung vôi ... | Kích thước cỡ hạt ≤ 200 mm | Không nằm trong Quy hoạch khoáng sản làm nguyên liệu xi măng và khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
3 | Đá ốp lát | Độ dày ≤ 100 mm |
|
4 | Đá hạt (đá vôi, đá hoa...) | Kích thước cỡ hạt ≤ 20 mm | Gia công, làm nhẵn bề mặt dùng làm vật liệu trang trí, hoàn thiện |
5 | Đá phiến lợp, đá phiến cháy | Độ dày ≤ 50 mm |
|
6 | Đá xây dựng | Kích thước cỡ hạt ≤ 60 mm | Các mỏ không thuộc các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. |
7 | Đolomit
| Hàm lượng MgO ≥ 18 %, Kích thước cỡ hạt ≤ 60 mm |
|
8 | Thạch anh (quarzit) | Kích thước cỡ hạt ≤ 1 mm và SiO2≥ 85% |
|
9 | Cao lanh
| Al2O3 ≥ 28 %, Fe2O3 ≤ 3 % Kích thước cỡ hạt ≤ 1 mm |
|
10 | Cao lanh Pyrophyllite | Al2O3 ≥ 17 % Kích thước cỡ hạt ≤ 100 mm |
|
DANH MỤC KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng)
TT | Danh mục khoáng sản |
1 | Đá vôi, phụ gia nằm trong Quy hoạch khoáng sản làm nguyên liệu xi măng |
2 | Đá xây dựng thuộc các mỏ tại các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ |
3 | Đá khối |
4 | Cát nhiễm mặn |
5 | Cát xây dựng (cát tự nhiên) |
6 | Cuội, sỏi, các loại |
7 | Felspat (Trường thạch) |
8 | Các loại đất sét, đất đồi |
BÁO CÁO VỀ XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG CỦA TỈNH, THÀNH PHỐ (tên tỉnh, thành phố) NĂM...
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2012/TT-BXD Ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Bộ Xây dựng)
1) Bảng thống kê từng loại khoáng sản xuất khẩu
TT | Doanh nghiệp xuất khẩu | Đơn vị (tấn, m3 m2) | Giá trị (đồng) | Nguồn gốc khoáng sản (Giấy phép khai thác) | Nước nhập khẩu | Ghi chú |
I | Loại khoáng sản Ví dụ: Cát trắng |
|
|
|
|
|
1. | Công ty A |
|
|
|
|
|
2. | Công ty B |
|
|
|
|
|
3. | .......... |
|
|
|
|
|
4. | .......... |
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
| |
II | Loại khoáng sản Ví dụ: Đá ốp lát |
|
|
|
|
|
1. | Công ty A |
|
|
|
|
|
2. | Công ty B |
|
|
|
|
|
3. | .......... |
|
|
|
|
|
4. | .......... |
|
|
|
|
|
... | .......... |
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
|
2) Tình hình chấp hành các quy định về xuất khẩu khoáng sản
3) Kiến nghị:
| UBND tỉnh, thành phố .......... (ký tên, đóng dấu) |
Ghi chú: Căn cứ vào mẫu báo cáo này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân báo cáo UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp hoạt động khoáng sản.
- 1 Circular No. 18/2009/TT-BXD of June 30, 2009, providing guidelines on export of minerals to be used as construction materials
- 2 Circular No. 05/2018/TT-BXD dated June 29, 2018 guidance on export of minerals used in construction industry
- 3 Circular No. 05/2018/TT-BXD dated June 29, 2018 guidance on export of minerals used in construction industry
- 1 Circular No. 41/2012/TT-BCT of December 24, 2012, on the export of minerals
- 2 Decree No: 15/2012/ND-CP of March 09, 2012, stipulation in detail the implementation of some articles of the Mineral Law
- 3 Law No. 60/2010/QH12 of November 17, 2010 on Mineral
- 4 Decision No. 152/2008/QD-TTg dated November 28 2008, approving the scheme for exploring, extracting, processing and using minerals as buiding materials in Vietnam by 2020
- 5 Decree No. 17/2008/ND-CP of February 4, 2008, defining the functions, tasks. powers and organizational structure of the Ministry of Construction.
- 6 Law No. 42/2005/QH11 of June 14, 2005 on amendment of and addition to a number of articles of The Law on Customs
- 7 Law No. 29/2001/QH10 of June 29, 2001 promulgated by The National Assembly on Customs Law